10 Lỗi hay gặp của tài xế xe tải

Trong thời gian điều khiển phương tiện giao thông trên đường thì đa phần mọi người và đặc biệt là các tài xế xe tải thường đối diện với tâm lý lo sợ khi phải chú ý an toàn, thành thạo tay nghề.

Chính nỗi lo lắng ấy đã vô hình trung trở thành nguyên nhân lớn khiến cho cánh tài xế cảm thấy bị áp lực, căng thẳng tột độ khi lái xe.

Từ đó dẫn đến sự mất tập trung, thiếu bình tĩnh và càng dễ xảy ra những tình huống xấu trong quá tình lưu thông và mắc phải những lỗi vi phạm không đáng.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Top 10 lỗi thường gặp của tài xế xe tải và mức phạt mới nhất năm 2022 nhé!

Không thắt dây an toàn

Đây có thể xem là lỗi rất cơ bản mà không ít anh em dù lái xe lâu năm nhưng thỉnh thoảng vẫn mắc phải. Thói quen sử dụng dây an toàn khi lái xe ô tô, xe tải,…. chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều người khi lái xe hoặc ngồi xe không thắt đây an toàn theo quy định và dẫn đến việc bị phạt.

Mức phạt của lỗi không thắt dây an toàn

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã quy định mức phạt lỗi không thắt dây an toàn như sau:

Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi dưới đây:

+ Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường.

+ Chở người trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

>> Xem thêm:

Không có/Không mang giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe (GPLX) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người, nhằm chứng minh khả năng sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông của người đó và phải luôn mang theo khi tham gia giao thông.

Giấy phép lái xe cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên mọi nẻo đường.

Trường hợp không mang giấy phép lái xe ô tô:

Khi sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000VNĐ – 400.000VNĐ, trừ trường hợp có GPLX Quốc Tế nhưng không mang theo GPLX Quốc Gia (điểm a khoản 3 điều 21 nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, người không mang giấy phép lái xe ô tô cũng sẽ bị tạm giữ xe trong 7 ngày.

Trường hợp không có giấy phép lái xe ô tô:

Bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước

Không có/Không mang đăng ký xe

Khi tham gia điều khiển ô tô tham gia giao thông thì người lái xe phải mang theo giấy đăng ký xe và một số giấy tờ khác như bằng lái, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,…

Mức phạt không có/không mang giấy đăng kí xe

Trường hợp không có hoặc không mang theo đăng ký xe ngày nay rất phổ biến và người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Không có đăng ký xe:

Bị phạt tiền từ 2.000.000VNĐ – 3.000.000VNĐ, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng – 03 tháng (điểm a khoản 4 và điểm a khoản 6 điều 16).

Không mang đăng ký xe:

Trường hợp không mang theo đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000VNĐ – 400.000VNĐ theo điểm b khoản 3 điều 21.

Không có hoặc không mang bảo hiểm xe

Mức phạt không mang bảo hiểm xe

Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì sẽ bị phạt từ 400.000VNĐ – 600.000VNĐ (điểm b khoản 4 điều 21 nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Chạy quá tốc độ cho phép

Đây được xem là lỗi mà đa số tài xế đều ít nhất một lần bị mắc phải. Với tình trạng hệ thống biển báo chưa thực sự phù hợp hay một số nơi còn chưa đặt hợp lý thì việc phân biệt rõ ràng giữa khu dân cư và ngoài dân cư khá khó và một nguyên nhân chủ quan nữa là nhiều tài xế còn có máu “tốc độ” trong người.

Lỗi chạy quá tốc độ

Theo điều 6 thông tư 91/2015 đã quy định tốc độ tối đa cho phép:

+ Trong khu vực đông dân cư: đối với xe cơ giới là 60 km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên), với đường 2 chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.

+ Ngoài khu vực đông dân cư: tương tự với các loại đường như trên tốc độ tối đa cho phép lần lượt là 90km/h và 80km/h.

Mức phạt:

+ Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng

+ Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt 02 – 03 triệu đồng

+ Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h: 05 – 06 triệu đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng)

+ Chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h: 07 – 08 triệu đồng (tước Bằng từ 02 – 04 tháng)

Sai làn đường quy định

Một vấn đề mà chúng ta thường xuyên mắc phải khi tham gia giao thông đấy là chạy sai làn đường quy định.

Chúng ta không nên dừng vào làn đường dành cho xe rẽ phải, đậu xe vào phần đường đi thẳng nhưng sau đó lại rẽ trái/phải, chạy sai làn trên cao tốc, sai làn đường theo chỉ dẫn của biển báo,…

Mức phạt chạy sai làn đường

Và mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền mặt. Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, mức phạt 300.000 – 400.000VND

Đi ngược chiều, đi vào đường cấm, khu vực cấm, mức phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000VND và tước GPLX 2-4 tháng

Uống rượu bia khi lái xe

Những năm gần đây, mọi người thường rất bàng hoàng về mức phạt dành cho những trường hợp uống bia, rượu tham gia giao thông.

Lái xe trong trình trạng có nồng độ cồn gây nguy hiểm cho chính bản thân mình cũng như những người tham gia giao thông khác, khi gây tai nạn trong trình trạng say xỉn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bởi vậy mà câu khẩu hiệu “Đã uống rượu bia thì không lái xe, đã lái xe thì không rượu bia” chính thức được tuyên truyền rộng rãi, phổ biến ở mọi miền tổ quốc.

Mức phạt uống rượu bia khi lái xe

Mức phạt:

+ Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở phạt 02 – 03 triệu đồng

+ Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 07 – 08 triệu đồng, tước GPLX 10 – 12 tháng

+ Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 26.000.000 – 30.000.000 đồng, tước GPLX 10 – 12 tháng

Chèn vạch, đè lên vạch

Lỗi này thường được các cánh tài xế mắc phải ở những đoạn giao lộ, khi muốn rẽ phải/trái nhưng chưa đi qua khỏi vạch đã đè lên vạch phân chia làn đường.

Mức phạt cho lỗi này từ 100.000VNĐ – 200.000VNĐ

Đi vào đường cấm hay đường một chiều

Lỗi này thường thấy ở những nơi thưa vắng hay buổi trưa, buổi tối vắng vẻ, các bác tài tranh thủ đi tắt để tiết kiệm thời gian vàng bạc. Đôi khi cũng vì không quen đường hoặc khi đi vào đường 2 chiều nhưng chỉ cho xe đi một chiều lên/xuống.

Đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi vào đường cấm hoặc khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” thì có mức phạt từ 2.000.000VNĐ – 3.000.000VNĐ, sẽ bị tước GPLX 2 – 4 tháng

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh hao tổn tiền bạc vào những điều không đáng, các bác tài hãy chú ý tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia giao thông nhé.

Chuyển hướng, chuyển làn không có tín hiệu báo rẽ

Khi tham gia giao thông, việc có tín hiệu báo rẽ khi người điều khiển phương tiện muốn di chuyển rẽ trái/phải là rất cần thiết để tránh xảy ra tình trạng ùn tắc hay tai nạn giao thông.

Đối với người điều khiển xe ô tô chuyển hướng/chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước thì sẽ chịu mức phạt từ 300.000VNĐ – 400.000VNĐ.

Nguồn: ô tô phú cường

>> Tìm hiểu thêm: