Giá xăng dầu "còng lưng" gánh các loại thuế, phí: Có giảm được không?

Theo thống kê, 4 loại thuế hiện chiếm khoảng 38% giá xăng dầu như thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.000-2.000 đồng/lít (áp dụng đến ngày 31-12-2022).

Bên cạnh đó, các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn… dẫn đến giá xăng dầu trong nước cao.

Các loại thuế phí trong xăng dầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi năm 2014, thuế suất cụ thể đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8%, xăng E10 là 7% trên giá nhập tại cảng.

>> Tìm hiểu thêm

Thuế bảo vệ môi trường (1.000 – 2.000 đồng/lít, áp dụng đến 31-12-2022)

Xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut đều là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 với mức thuế từ 1.000 đồng/lít đến 4.000 đồng/lít. Cụ thể với xăng E5RON92 là 3.800 đồng, xăng RON95 là 4.000 đồng, dầu diesel là 2.000 đồng…

Trước tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine dẫn đến giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao thì giá bán xăng trong nước cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Thế nên ngày 1-4-2022, thuế môi trường được giảm với xăng (trừ etanol) 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn 1.000 đồng/lít; dầu hỏa 300 đồng/lít; mỡ nhờn 1.000 đồng/kg (áp đến ngày 31-12-2022).

Thuế nhập khẩu (10%)

Hiện tại Việt Nam đã có nhiều nhà máy lọc hóa dầu nhưng lại hoạt động với công suất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thường xuyên mặt hàng xăng dầu.

Thuế giá trị gia tăng (10%)

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho xăng dầu là 10% tính trên giá bán theo khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.

Vừa qua, Chính phủ đã có chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tuy nhiên, nhóm xăng dầu lại không nằm trong mục được giảm thuế này.

Bên cạnh đó, mỗi lít xăng cũng phải cộng thêm chi phí kinh doanh định mức (950, 1.050, 1.250 đồng/lít tùy loại), lợi nhuận định mức (300 đồng/lít), mức trích lập Quỹ bình ổn, và lợi nhuận định mức của doanh nghiệp.

Giảm thuế được không?

Ông Trương Bá Tuấn - Phó Vụ trưởng Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để theo dõi giá xăng dầu thế giới, giá cả trong nước, lạm phát.

Từ đó tham mưu, báo cáo các cấp thẩm quyền tìm giải pháp điều hành giá xăng dầu, điều tiết từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. 

Về quan điểm các khoản thuế đang chiếm tỉ trọng lớn trong giá xăng dầu, ông Tuấn cho rằng, chính sách thuế thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, nên tính ổn định tương đối cao, áp dụng trong thời gian dài. Trong khi đó, giá xăng dầu được điều chỉnh liên tục theo kỳ 10 ngày 1 lần, biên độ điều chỉnh lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

"Chúng tôi luôn chủ động theo dõi diễn biến giá xăng dầu để đề xuất giải pháp, trình cấp thẩm quyền quyết định; trong đó có xét tới yếu tố thuế, nhưng đây là cả quá trình", ông Tuấn nói. 

Thực tế, để hỗ trợ ngành hàng không, thuế bảo vệ môi trường với xăng máy bay (nhiên liệu bay) đã giảm 30% trong năm 2021 và giảm 50% trong năm 2022, nên nhiều ý kiến đề xuất giảm thuế này cho xăng dầu nhằm hỗ trợ nền kinh tế, như vận tải khách đường bộ. 

Theo Vụ Chính sách Thuế, các hãng hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, rất khó khăn, Chính phủ đề xuất Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay để hỗ trợ và áp dụng từ năm trước, còn các ngành khác vẫn tiếp tục theo dõi. 

Với thuế giá trị gia tăng, theo ông Tuấn, mặt hàng xăng dầu nằm trong nhóm không áp dụng giảm thuế từ 10% xuống 8% trong năm 2022 theo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, xăng dầu không áp dụng chính sách giảm thuế này. 

Theo Vụ Chính sách Thuế, hiện xăng dầu chỉ chịu các loại thuế, không thu phí và lệ phí nộp ngân sách. Các khoản thuế gồm thuế nhập khẩu (với xăng dầu nhập khẩu), thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ thu đối với xăng, không thu với dầu) và thuế bảo vệ môi trường. 

Giá xăng dầu tiếp tục được dự báo tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh tới

Việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu có thể thực hiện được"

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, điều hành xăng dầu cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp - nhà nước và người dân. Việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu có thể thực hiện được, nhưng cơ quan chức năng cần xem xét, cân nhắc nhưng phải tính toán đến cân đối, để vừa đảm bảo nguồn thu và nhiệm vụ chi trong thời gian tới.

"Phương án tối ưu nhất ở thời điểm này là giảm thuế bảo vệ môi trường, vì đây thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội", ông Long cho hay.

Thuế Bảo vệ môi trường trong xăng dầu "tăng dần đều" qua các năm

Xăng dầu thuộc diện chịu Thuế Bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2012.  Từ đó đến nay, Thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu đã qua nhiều lần tăng.

Ngày 1.1.2012: Xăng bắt đầu chịu Thuế Bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít. Dầu diesel mức thu 500 đồng/lít; dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn mức thu 300 đồng/lít; mỡ nhờn mức thu 300 đồng/kg.

Tháng 1.5.2015: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng Thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng (từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít) và một số mặt hàng xăng dầu khác.

Ngày 1.1.2019: Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng Thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu lên kịch khung.

Theo đó, Thuế Bảo vệ môi trường với xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên kịch khung 4.000 đồng. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thuế môi trường.

Nguồn: vietnamnet.vn

             laodong.vn

Xem thêm: