Thương Hiệu Xe Tải Gắn Cẩu Nổi Tiếng Hiện Nay

Xe tải gắn cẩu tự hành được lắp trên xe nền của các thương hiệu nổi tiếng như: Hino, Isuzu, Hyundai...có đa dạng các tải trọng, chủng loại để quý khách hàng có thể cân nhắc mà lựa chọn. Việc lựa chọn thương hiệu cần cẩu uy tín, chất lượng cũng là một việc rất khó khăn, mỗi loại đều có thế mạnh riêng.

Xe tải gắn cẩu tự hành Tadano

- Như các bạn đã biết, trên thị trường Việt Nam thương hiệu cần cẩu Tadano ngày càng phổ biến và được nhiều người dùng đánh giá cao về công năng - hiệu quả, có độ bền cao và chí phi bão dưỡng phù hợp.

- Thương hiệu cần cẩu thủy lực TADANO, đây cũng là tên của nhà sản xuất cần cẩu Nhật Bản nổi tiếng trên Thế Giới, được thành lập từ năm 1919 và chỉ tính riêng thị trường Nhật Bản số lượng bán ra hàng năm đã hơn 10.000 chiếc. Đến nay, TADANO Nhật Bản đã mở các nhà máy sản xuất tại nước ngoài, trong đó có Thái Lan, để cung cấp sản phẩm cho thị trường Châu Á. Còn tại thị trường Việt Nam, Đại lý xe tải Long Trường là nhà phân phối độc quyền thương hiệu này.

Xe tải gắn cẩu tự hành Unic

- Có xuất xứ từ nhật bản, được đóng trên nền các loại xe tải như Hyundai, Dongfeng, Hino…Cẩu Unic có nhiều tính năng đa dạng , nhiều loại để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

- Cần trục UNIC nổi tiếng về hiệu suất nâng vượt trội, phạm vi hoạt động rộng, dễ vận hành và các tính năng an toàn vô song. Các cần trục thủy lực đa năng này được thiết kế để xử lý nhiều hoạt động tải khác nhau.

- Dòng cẩu Unic này sát nhập vào thị trường Việt Nam rất sớm nên việc người dùng lựa chọn nhiều là điều tất nhiên.

>> Xem thêm:

Xe tải gắn cẩu tự hành Atom

- Atom là loại cẩu chuyên dụng đến từ Hàn quốc, cẩu được chế tạo từ thép chịu lực cao Posco, chắc chắn và có độ bền cao, cẩu có nhiều mức tải trọng phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng, và có thể gắn đa dạng trên nhiều loại xe.

Xe tải gắn cẩu tự hành Soosan

- Có xuất xứ từ hàn quốc, khá mới mẻ với người sử dụng, nhưng cũng đã tạo dựng được niềm tin nhất định với người dùng bởi chất lượng tốt, hoạt động mạnh mẽ, rất ổn định, hiệu quả lâu dài và bền bỉ. Đem lại giá trị sử dụng lớn cho người sử dụng.

Xe tải gắn cẩu tự hành HKTC

- Cẩu HKTC được nhập nguyên chiếc từ Hàn quốc, từ tập đoàn Hankook, là tập đoàn cung cấp các loại cẩu tháp, cẩu trục cho các công trình xây dựng, rất quen thuộc tại nước ta. Cẩu HKTC lắp được trên các loại xe tải phổ biến như Hyundai, HINO, Dongfeng…

Xe tải gắn cẩu tự hành Kanglim

- Là loại cẩu có xuất xứ từ Hàn quốc, là loại cẩu có tính động bộ cao, chất lượng tốt. Chất lượng cẩu Kanglim được đánh giá cực tốt, sức tải trọng của cẩu lớn, thân cẩu được làm từ thép có khả năng chịu lực cao. Cẩu Kanglim phù hợp với hầu hết các loại xe tải như Hyundai,HINO, Dongfeng..

Hãng xe tải cẩu uy tín nhất trên thị trường

Xe cẩu Hino

HINO là thương hiệu xe tải của Toyota Nhật Bản, cùng với Isuzu là các dòng xe tải chất lượng cao nổi tiếng trên thế giới. Xe cẩu HINO được người dùng tại Việt Nam đánh giá cao về độ bền cao, lợi tải, ít hỏng vặt và tiết kiệm nhiên liệu. 

HINO có 3 series model chính là: Hino 300 Dutro, Hino 300 nhập khẩu, Hino 500 và Hino 700 với tải trọng đa dạng từ 2 tấn đến 15 tấn, khung chassis được chế tạo từ thép nguyên khối không nối, đảm bảo chịu tải tốt, thích hợp cho vận tải đường dài. 

Ngoài ra, động cơ xe tải cẩu là thế hệ mới nhất cho công suất vận hành mạnh mẽ. Mặc dù giá mua vào 1 chiếc xe  mang thương hiệu này cao hơn tương đối so với các hãng khác nhưng đổi lại bạn sẽ có thể tiết kiệm nhiên liệu lên đến 10% so với các dòng xe cùng phân khúc.

Xe cẩu DONGFENG

Xe tải DONGFENG là một trong những dòng xe phổ biến nhất hiện nay. Các mẫu xe của hãng rất đa dạng cả về tải trọng lẫn kích thước thùng hàng. Ưu điểm lớn nhất của mẫu xe cẩu DONGFENG chính là giá thành khá rẻ so với nhiều hãng xe khác trên thị trường. Hơn nữa, linh kiện phụ tùng của xe cũng có mức giá rẻ và có thể tìm mua được ở nhiều cửa hàng mà không cần phải đến tận nhà sản xuất.

Đặc biệt, với tính chất là những chiếc xe tải cẩu hàng hay nâng hàng hóa có khối lượng nặng thì dòng xe tải chuyên dụng của DONGFENG cũng đáp ứng tốt khi có thể chứa được lượng lớn hàng hóa và giúp người điều khiển di chuyển dễ dàng hơn nên rất thích hợp cho nhiều cung đường khác nhau.

Xe cẩu HUYNDAI

HUYNDAI là một trong những hãng xe bán chạy nhất của thị trường Hàn Quốc. Tất cả các dòng xe của hãng này đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến và đồng bộ nhất đồng thời sử dụng động cơ diesel hiện đại với công năng mạnh mẽ. Đặc điểm nổi bật của dòng xe cẩu này là ngoại thất được thiết kế hiện đại, năng động, tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu khi vận hành.

Xe đa dạng về chủng loại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng. Đặc biệt xe cẩu HUYNDAI đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn quốc tế với độ bền bỉ vượt trội, thích hợp cho việc cẩu hàng,nâng hàng hóa một cách an toàn và bền lâu nhất..

Xe cẩu ISUZU

Như đã nhắc đến ở trên, xe tải ISUZU là một hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản. Kiểu dáng xe rất đa dạng, thích hợp cho sử dụng trong vận chuyển hàng hóa và kinh doanh nhiều ngành nghề. Nếu muốn kinh doanh hoa quả thì có thể sử dụng xe tải ISUZU thùng ngắn, hay chọn xe tải thùng kín với sản phẩm đồ lạnh và tất nhiên là nên chọn xe tải chuyên dụng ISUZU cho các loại hàng hóa cồng kềnh, có khối lượng nặng. Dòng xe cẩu ISUZU được phân hóa với nhiều mức tải trọng khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng.

Xe cẩu THACO

Xe cẩu THACO được sản xuất trên nền xe cơ sở THACO của nhà máy Trường Hải. Dòng xe có ưu điểm giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu, vận hành ổn định, rất thích hợp cho việc bóc dỡ hàng hóa, vật liệu cồng kềnh. Tuy nhiên, nhược điểm của mẫu xe này là chỉ di chuyển trên cung đường ngắn, vì thế mà bạn chỉ nên sử dụng dòng xe tải chuyên dụng này khi cần vận chuyển hàng hóa trong phạm vi gần để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

>> Xem thêm:

Theo longtruongauto

10 Lỗi hay gặp của tài xế xe tải

Trong thời gian điều khiển phương tiện giao thông trên đường thì đa phần mọi người và đặc biệt là các tài xế xe tải thường đối diện với tâm lý lo sợ khi phải chú ý an toàn, thành thạo tay nghề.

Chính nỗi lo lắng ấy đã vô hình trung trở thành nguyên nhân lớn khiến cho cánh tài xế cảm thấy bị áp lực, căng thẳng tột độ khi lái xe.

Từ đó dẫn đến sự mất tập trung, thiếu bình tĩnh và càng dễ xảy ra những tình huống xấu trong quá tình lưu thông và mắc phải những lỗi vi phạm không đáng.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Top 10 lỗi thường gặp của tài xế xe tải và mức phạt mới nhất năm 2022 nhé!

Không thắt dây an toàn

Đây có thể xem là lỗi rất cơ bản mà không ít anh em dù lái xe lâu năm nhưng thỉnh thoảng vẫn mắc phải. Thói quen sử dụng dây an toàn khi lái xe ô tô, xe tải,…. chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều người khi lái xe hoặc ngồi xe không thắt đây an toàn theo quy định và dẫn đến việc bị phạt.

Mức phạt của lỗi không thắt dây an toàn

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã quy định mức phạt lỗi không thắt dây an toàn như sau:

Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi dưới đây:

+ Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường.

+ Chở người trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.

>> Xem thêm:

Không có/Không mang giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe (GPLX) là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người, nhằm chứng minh khả năng sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông của người đó và phải luôn mang theo khi tham gia giao thông.

Giấy phép lái xe cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy điện, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên mọi nẻo đường.

Trường hợp không mang giấy phép lái xe ô tô:

Khi sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000VNĐ – 400.000VNĐ, trừ trường hợp có GPLX Quốc Tế nhưng không mang theo GPLX Quốc Gia (điểm a khoản 3 điều 21 nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, người không mang giấy phép lái xe ô tô cũng sẽ bị tạm giữ xe trong 7 ngày.

Trường hợp không có giấy phép lái xe ô tô:

Bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước

Không có/Không mang đăng ký xe

Khi tham gia điều khiển ô tô tham gia giao thông thì người lái xe phải mang theo giấy đăng ký xe và một số giấy tờ khác như bằng lái, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,…

Mức phạt không có/không mang giấy đăng kí xe

Trường hợp không có hoặc không mang theo đăng ký xe ngày nay rất phổ biến và người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Không có đăng ký xe:

Bị phạt tiền từ 2.000.000VNĐ – 3.000.000VNĐ, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng – 03 tháng (điểm a khoản 4 và điểm a khoản 6 điều 16).

Không mang đăng ký xe:

Trường hợp không mang theo đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000VNĐ – 400.000VNĐ theo điểm b khoản 3 điều 21.

Không có hoặc không mang bảo hiểm xe

Mức phạt không mang bảo hiểm xe

Người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì sẽ bị phạt từ 400.000VNĐ – 600.000VNĐ (điểm b khoản 4 điều 21 nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Chạy quá tốc độ cho phép

Đây được xem là lỗi mà đa số tài xế đều ít nhất một lần bị mắc phải. Với tình trạng hệ thống biển báo chưa thực sự phù hợp hay một số nơi còn chưa đặt hợp lý thì việc phân biệt rõ ràng giữa khu dân cư và ngoài dân cư khá khó và một nguyên nhân chủ quan nữa là nhiều tài xế còn có máu “tốc độ” trong người.

Lỗi chạy quá tốc độ

Theo điều 6 thông tư 91/2015 đã quy định tốc độ tối đa cho phép:

+ Trong khu vực đông dân cư: đối với xe cơ giới là 60 km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa và đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên), với đường 2 chiều không có dải phân cách giữa và đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.

+ Ngoài khu vực đông dân cư: tương tự với các loại đường như trên tốc độ tối đa cho phép lần lượt là 90km/h và 80km/h.

Mức phạt:

+ Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng

+ Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt 02 – 03 triệu đồng

+ Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h: 05 – 06 triệu đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng)

+ Chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h: 07 – 08 triệu đồng (tước Bằng từ 02 – 04 tháng)

Sai làn đường quy định

Một vấn đề mà chúng ta thường xuyên mắc phải khi tham gia giao thông đấy là chạy sai làn đường quy định.

Chúng ta không nên dừng vào làn đường dành cho xe rẽ phải, đậu xe vào phần đường đi thẳng nhưng sau đó lại rẽ trái/phải, chạy sai làn trên cao tốc, sai làn đường theo chỉ dẫn của biển báo,…

Mức phạt chạy sai làn đường

Và mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền mặt. Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, mức phạt 300.000 – 400.000VND

Đi ngược chiều, đi vào đường cấm, khu vực cấm, mức phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000VND và tước GPLX 2-4 tháng

Uống rượu bia khi lái xe

Những năm gần đây, mọi người thường rất bàng hoàng về mức phạt dành cho những trường hợp uống bia, rượu tham gia giao thông.

Lái xe trong trình trạng có nồng độ cồn gây nguy hiểm cho chính bản thân mình cũng như những người tham gia giao thông khác, khi gây tai nạn trong trình trạng say xỉn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bởi vậy mà câu khẩu hiệu “Đã uống rượu bia thì không lái xe, đã lái xe thì không rượu bia” chính thức được tuyên truyền rộng rãi, phổ biến ở mọi miền tổ quốc.

Mức phạt uống rượu bia khi lái xe

Mức phạt:

+ Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở phạt 02 – 03 triệu đồng

+ Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 07 – 08 triệu đồng, tước GPLX 10 – 12 tháng

+ Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt 26.000.000 – 30.000.000 đồng, tước GPLX 10 – 12 tháng

Chèn vạch, đè lên vạch

Lỗi này thường được các cánh tài xế mắc phải ở những đoạn giao lộ, khi muốn rẽ phải/trái nhưng chưa đi qua khỏi vạch đã đè lên vạch phân chia làn đường.

Mức phạt cho lỗi này từ 100.000VNĐ – 200.000VNĐ

Đi vào đường cấm hay đường một chiều

Lỗi này thường thấy ở những nơi thưa vắng hay buổi trưa, buổi tối vắng vẻ, các bác tài tranh thủ đi tắt để tiết kiệm thời gian vàng bạc. Đôi khi cũng vì không quen đường hoặc khi đi vào đường 2 chiều nhưng chỉ cho xe đi một chiều lên/xuống.

Đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi vào đường cấm hoặc khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” thì có mức phạt từ 2.000.000VNĐ – 3.000.000VNĐ, sẽ bị tước GPLX 2 – 4 tháng

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh hao tổn tiền bạc vào những điều không đáng, các bác tài hãy chú ý tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia giao thông nhé.

Chuyển hướng, chuyển làn không có tín hiệu báo rẽ

Khi tham gia giao thông, việc có tín hiệu báo rẽ khi người điều khiển phương tiện muốn di chuyển rẽ trái/phải là rất cần thiết để tránh xảy ra tình trạng ùn tắc hay tai nạn giao thông.

Đối với người điều khiển xe ô tô chuyển hướng/chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước thì sẽ chịu mức phạt từ 300.000VNĐ – 400.000VNĐ.

Nguồn: ô tô phú cường

>> Tìm hiểu thêm:

3N trên xe tải là gì? Quy định về logo trên xe tải?

3N trên xe tải là gì? 3N chính là một ký hiệu rất quen thuộc và luôn có trên các xe tải. Tuy nhiên, ký hiệu này không phải ai cũng biết.

Trên các loại xe tải hiện nay lưu thông trên đường thì có lẽ mọi người sẽ thấy trên xe có rất nhiều các ký hiệu khác nhau. Trong số đó có ký hiệu 3N, nhưng 3N trên xe tải là gì? Hay những ý nghĩa trên cửa tải là gì và tại sao những ký hiệu này bắt buộc phải có trên các dòng xe tải là điều mà có lẽ ít người biết được.

Quy định về logo trên xe tải

Những ý nghĩa của các thông tin trên cửa của xe tải?

Những thông số trên xe tải thường được ghi ở phần phía cửa xe và còn được nhiều người gọi là logo tải trọng xe. Đây là phần nên lên những thông số rõ ràng nhất về tải trọng của xe. Những thông số này bao gồm: số người ngồi, tải trọng được phép chở của xe, tổng tải trọng, địa chỉ, số điện thoại và nhiều thông tin khác.

Những thông số này tùy đơn giản nhưng mang đến rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Dựa trên thông tin của xe tải mọi người sẽ dễ dàng nhận biết được khối lượng xe là bao nhiêu? Xe được phép vận chuyển hàng hóa trong khối lượng khoảng bao nhiêu. Và mỗi loại xe tải sẽ có rất nhiều những thông số khác nhau về trọng lượng.

Những thông số ghi trên xe không phải chỉ là yếu tố tự nguyện mà đây là điều bắt buộc để tham gia giao thông đúng pháp luật. Dù bất cứ một tài xế xe tải nào cũng cần phải nắm được kỹ lưỡng những thông tin này trong quá trình vận hành và lưu thông xe. 

>> Tìm hiểu thêm:

3N trên xe tải là gì?

Trong số các thông số có trên cửa xe thì có lẽ ký hiệu 3N là điều mà mọi người quan tâm nhất. Chắc chắn rằng rất nhiều người không biết ký hiệu 3N trên xe tải là gì. Bởi những thống số khác đều là trọng lượng được thể hiện bằng kg còn với 3N thì khác. 

3N trên xe tải là gì?

Ký hiệu N này được hiểu một cách đơn giản đó chính là số lượng người được phép ngồi trên xe.  Cụ thể: nếu thông số ghi 3N thì nghĩa là được phép 3 người ngồi trên xe còn nếu 2N thì nghĩa là 2 người được phép ngồi trên xe. Hiểu được ký hiệu này cũng giúp mọi người tuân thủ luật giao thông đúng nhất.

Một  vài quy định về việc dán logo trên những xe tải

Như đã chia sẻ, việc dán logo trên xe tải không phải là việc các chủ xe tự nguyện làm mà đây là một trong những hình thức bắt buộc phải thực hiện theo đúng luật pháp. Nếu không thực hiện thì sẽ bị xử phạt đúng theo quy định pháp luật. Quy định về việc dán logo cho xe tải được thực hiện tại Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT như sau: “tất cả các xe ô tô tải cần phải niêm yết các thông tin của xe ở phần cánh cửa”. Thông tin đó bao gồm:

  • Tên đơn vị kinh doanh vận tải.
  • Số điện thoại của đơn vị kinh doanh.
  • Khối lượng hàng hóa chở theo đúng quy định giao thông.
  • Khối lượng của xe khi không có hàng hóa.
  • Tổng trọng lượng của xe cùng hàng hóa khi tham gia giao thông. 

Trên logo của xe nhất định các thông số phải chính xác. Trường hợp những loại xe ô tải không thực hiện việc dán logo trên xe đúng luật định thì chắc chắn sẽ bị xử lý lỗi đúng quy định được đưa ra.

Quy định xử phạt nếu không dán logo xe tải

Theo Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Có mức quy định xử phạt đối với những phương vận chuyên chở không dán logo xe tải như sau:

Quy định xử phạt nếu không dán logo xe tải

“2 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở hành khách theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này;

b) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định;

c) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo quy định;

d) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh taxi tải, chữ taxi tải, tự trọng của xe, trọng tải được phép chở của xe ở mặt ngoài hai bên thành xe hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái xe taxi tải theo quy định;

đ) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định trên xe ô tô chở hành khách về: Biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng;”

Như vậy, việc dán logo trên xe để khi xe đi qua các trạm thu phí thì nhân viên sẽ xem thông tin trên cửa xe để đưa ra mức thu phí phù hợp nhất. Với những nhân viên này họ luôn nhìn vào con số ở giữa là số khối lượng hàng hóa được phép chở để lấy tiền phí.

Như vậy, việc dán logo trên xe tải là gì rất cần thiết và quan trọng. Vậy nên, nếu bạn mua xe ô tô tải hay là một cơ sở kinh doanh dịch vụ thì nhất định phải làm thủ tục đầy đủ đến gắn logo xe tránh bị phạt khi tham gia giao thông.

3N trên xe tải là gì? Và những ý nghĩa và quy định khi gắn logo trên xe tải như thế nào? Với những chia sẻ nêu trên chúng tôi hy vọng mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết và hữu ích nhất. 3N chính là số lượng được phép 3 người ngồi trên xe. Tất cả những cá nhân hay đơn vị kinh doanh vận tải nhất định phải gắn logo xe tải khi tham gia giao thông.

Theo xetaivinhphat.vn

>> Xem thêm:

 

Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm vận tải  đường biển

Vận chuyển bằng đường biển là phương thức nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xuất nhập khẩu để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên vẫn có những rủi ro tai nạn không thể tránh khỏi do thiên nhiên và con người. Dưới đây là một số phân loại về rủi ro và tổn thất trong vận tải đường biển được bảo hiểm chi trả. 

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là gì?

Là một dạng bảo hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển bằng đường biển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ cam kết trả phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra những rủi ro, thiệt hại đối với hàng hóa trong quá trình bảo hiểm.

>> Tìm hiểu thêm:

Ba loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hải

Rủi ro thông thường

Rủi ro mắc cạn (stranding): Là hiện tượng mà con tàu đi vào chỗ nước cạn do vô tình hoặc thủy triều. Đáy tàu chạm với đáy biển hoặc chướng ngoại vật mà tàu cần sự hỗ trợ của ngoại lực để thoát ra, rủi ro mắc cạn bao gồm luôn cả rủi ro mắc kẹt.

Rủi ro trong bảo hiểm hàng hải

Rủi ro chìm tàu (sinking): là hiện tượng mà con tàu chìm hẳn xuống nước làm cho hành trình bị hủy bỏ hoàn toàn. 

Rủi ro cháy (Fire): Là hiện tượng mà xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu. Thường trong rủi ro này chia ra 2 loại cháy bình thường và cháy nội tỳ. Cháy bình thường là do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, buộc phải tiêu hủy hoặc do sơ suất của người không được bảo hiểm. Cháy nội tỳ là do tính chất của hàng hóa chuyên chở có thể tự động bốc cháy như than, gas,… Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho trường hợp cháy bình thường.

Rủi ro va chạm (collision): là hiện tưỡng mà tàu, phương tiện vận chuyển đâm hoặc va chạm với bất kỳ vật nào khác nước (bao gồm cả băng).

Rủi ro vứt bỏ hoặc ném xuống biển (Jettision): là hành động bỏ của cứu lấy người. Tức là thuyền trưởng quyết định vứt trang thiết bị hoặc hàng hóa xuống biển nhắm cứu tàu. Ví dụ như chở hàng nguy hiểm khi xảy ra cháy nổ, được lệnh của thuyền trưởng thủy thủ có thể vứt container của bạn xuống biển để cứu tàu.

Rủi ro mất tích (missing): Là trường hợp mà tàu không thể đến được cảng quy định trong hợp đồng hoặc sau một khoảng thời gian quy định kể từ ngày tàu bị mất tín hiệu. Các nước khác nhau thì có quy định khác nhau với thời gian quy định này. Chẳng hạn, Pháp – 6 tháng với hành trình ngắn, 12 tháng với hành trình dài; Anh – gấp 3 lần thời gian hành trình nhưng không nhỏ hơn 2 tháng và không lớn hơn 6 tháng; Việt Nam chúng ta quy định 3 lần thời gian hành trình nhưng không nhỏ hơn 3 tháng.

Rủi ro có bảo hiểm riêng

Là rủi ro đặc biệt và phi hàng hải như đình công, chiến tranh. Đây là những bảo hiểm chỉ có khi khách hàng mua thêm, mua riêng.

Với trường hợp Khách hàng chỉ mua bảo hiểm thông thường thì công ty bán bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm cho những rủi ro này.

Rủi ro loại trừ

Là những rủi ro không được bảo hiểm (mua cũng không bán) với bảo hiểm hàng hải trong những trường hợp sau:

  • ·        Buôn lậu (Contraband)
  • ·        Lỗi của người được bảo hiểm (Insured’s fault)
  • ·        Tàu không đủ khả năng đi biển (Unseaworthiness)
  • ·        Tàu đi chệch hướng (Deviation)
  • ·        Nội tỳ (Inherent Vice)
  • ·        Ẩn tỳ (Latent Defect)
  • ·        Mất khả năng tài chính của chủ tàu

Các rủi ro tàu biển

Phân loại tổn thất

Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất được chia làm 2 loại:

Tổn thất toàn bộ

Là khi hàng hóa bị hư hại 100%, mất khả năng sử dụng. Có 2 loại tổn thất toàn bộ:

Loại 1: Tổn thất toàn bộ thực sự

Là khi bị sự cố khiến cho hàng hóa bị hư hại hoàn toàn, không còn  giá trị sử dụng và hình dáng như ban đầu, hoặc người sử dụng bảo hiểm bị mất quyền sở hữu với hàng hóa đó.

Có thể là do hàng hóa đăng ký bảo hiểm bị cháy, nổ, bị thối do ngấm nước (đối với nông sản như gạo, ngô,…). Hoặc trường hợp người sử dụng bảo hiểm bị mất khả năng sở hữu hàng hóa vì lý do hàng mất tích hoặc tàu bị chìm.

 Loại 2: Tổn thất toàn bộ ước tính

Đối với trường hợp bất khả kháng, rơi vào tình trạng tổn thất toàn bộ thực sự hoặc là những chi phí sửa chữa tàu và vận chuyển hàng hóa đến nơi bằng hoặc cao hơn giá trị thực của hàng hóa được vận chuyển.

 + Trường hợp 1: Trường hợp tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn xảy ra. Ví dụ, một con tàu chở gạo từ Việt Nam sang Mỹ để xuất khẩu, đi được nửa đường thì gạo bị ngấm nước và có dấu hiệu bị ẩm, và khi sang tới Mỹ gạo chắc chắn sẽ bị hư, sẽ xảy ra tình trạng tổn thất toàn bộ thực sự.

 + Trường hợp 2: Xét về mặt tài chính là tổn thất toàn bộ trong trường hợp vận chuyển hàng về từ nước ngoài về Việt Nam mà trên dọc dường tàu bị hỏng máy bắt buộc phải cập cảng 1 nước khác để sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa tàu cần phải dỡ hàng xuống để bảo quản, chi phí lưu hàng ở cảng, và xếp hàng lên tàu sau khi tàu sửa  xong. Tổng chi phí cho các hoạt động này có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm của lô hàng.

Đối với trường hợp bị tổn thất toàn bộ ước tính, người sử dụng bảo hiểm có thể từ bỏ hàng hóa. Tức là từ bỏ mọi quyền lợi liên quan đến hàng hóa hoặc là sự tự nguyện của người sử dụng bảo hiểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người bảo hiểm để đòi bồi thường toàn bộ.

Muốn làm thủ tục từ bỏ lô hàng cần hoàn tất các quy định sau:
 – Lập văn bản Tuyên bố từ bỏ hàng hóa ( notice of abandonment ) để gửi cho người cung cấp bảo hiểm.
 – Quyết định từ bỏ hàng hóa chỉ có hiệu lực khi hàng hóa đang được vận chuyển và chưa bị tổn thất toàn bộ thực sự.
 – Khi văn bản từ bỏ hàng hóa đã được sự đồng thuận của bên cung cấp bảo hiểm thì sẽ không được thay đổi, quyền sở hữu hàng hóa sẽ thuộc về người cung cấp bảo hiểm và người sử dụng bảo hiểm được đòi bồi thường toàn bộ.

Tổn thất bộ phận   

Là tổn thất một phần nhỏ thuộc một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, với lô hàng 5 tấn trong quá trình vận chuyển bị hư hại 1 tấn. Đó gọi là tổn thất bộ phận.

Căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi, tổn chất được phân thành 2 loại:

Tổn thất riêng

Là loại tổn thất của từng loại quyền lợi do thiên tai, tan nạn bất ngờ. Ví dụ, trên đường chở hàng sang Mỹ thì vô tình bị sét đánh trúng làm hỏng hàng hóa của chủ hàng B, thì trường hợp này anh B phải tự chịu trách nhiệm cho thiệt hại hoặc thanh toán với công ty bảo hiểm. Chủ tàu sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Tổn thất chung

Là thiệt hại xảy ra do quyết định phải hy sinh, làm hư hại hàng hóa một cách cố tình và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí trên chuyến tàu đó khỏi tổn thất nặng hơn.

Có hai loại tổn thất chung

– Hy sinh tổn thất chung: là những phần thiệt hại hoặc tổn thất về chi phí do hậu quả của một hành động nhằm mục đích cứu tàu.

– Chi phí tổn thất chung: Chi phí này phải trả cho bên thứ ba trong việc cứu hàng, tàu, cước phí thoát nạn và chi phí tiếp tục cuộc hành trình. Bao gồm: Chi phí ra vào cảng dọc đường để lánh nạn, chi phí lưu kho ngắn hại tại cảng đó, chi phí sửa chữa tạm thời cho những hư hại của tàu, chi phí cho nhiên liệu phát sinh.

Nguồn: Tổng hợp

>> Xem thêm

 

Giá xăng dầu "còng lưng" gánh các loại thuế, phí: Có giảm được không?

Theo thống kê, 4 loại thuế hiện chiếm khoảng 38% giá xăng dầu như thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.000-2.000 đồng/lít (áp dụng đến ngày 31-12-2022).

Bên cạnh đó, các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn… dẫn đến giá xăng dầu trong nước cao.

Các loại thuế phí trong xăng dầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi năm 2014, thuế suất cụ thể đối với xăng là 10%, xăng E5 là 8%, xăng E10 là 7% trên giá nhập tại cảng.

>> Tìm hiểu thêm

Thuế bảo vệ môi trường (1.000 – 2.000 đồng/lít, áp dụng đến 31-12-2022)

Xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut đều là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 với mức thuế từ 1.000 đồng/lít đến 4.000 đồng/lít. Cụ thể với xăng E5RON92 là 3.800 đồng, xăng RON95 là 4.000 đồng, dầu diesel là 2.000 đồng…

Trước tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine dẫn đến giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao thì giá bán xăng trong nước cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Thế nên ngày 1-4-2022, thuế môi trường được giảm với xăng (trừ etanol) 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn 1.000 đồng/lít; dầu hỏa 300 đồng/lít; mỡ nhờn 1.000 đồng/kg (áp đến ngày 31-12-2022).

Thuế nhập khẩu (10%)

Hiện tại Việt Nam đã có nhiều nhà máy lọc hóa dầu nhưng lại hoạt động với công suất thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thường xuyên mặt hàng xăng dầu.

Thuế giá trị gia tăng (10%)

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho xăng dầu là 10% tính trên giá bán theo khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.

Vừa qua, Chính phủ đã có chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tuy nhiên, nhóm xăng dầu lại không nằm trong mục được giảm thuế này.

Bên cạnh đó, mỗi lít xăng cũng phải cộng thêm chi phí kinh doanh định mức (950, 1.050, 1.250 đồng/lít tùy loại), lợi nhuận định mức (300 đồng/lít), mức trích lập Quỹ bình ổn, và lợi nhuận định mức của doanh nghiệp.

Giảm thuế được không?

Ông Trương Bá Tuấn - Phó Vụ trưởng Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ Tài chính luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để theo dõi giá xăng dầu thế giới, giá cả trong nước, lạm phát.

Từ đó tham mưu, báo cáo các cấp thẩm quyền tìm giải pháp điều hành giá xăng dầu, điều tiết từ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. 

Về quan điểm các khoản thuế đang chiếm tỉ trọng lớn trong giá xăng dầu, ông Tuấn cho rằng, chính sách thuế thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, nên tính ổn định tương đối cao, áp dụng trong thời gian dài. Trong khi đó, giá xăng dầu được điều chỉnh liên tục theo kỳ 10 ngày 1 lần, biên độ điều chỉnh lớn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

"Chúng tôi luôn chủ động theo dõi diễn biến giá xăng dầu để đề xuất giải pháp, trình cấp thẩm quyền quyết định; trong đó có xét tới yếu tố thuế, nhưng đây là cả quá trình", ông Tuấn nói. 

Thực tế, để hỗ trợ ngành hàng không, thuế bảo vệ môi trường với xăng máy bay (nhiên liệu bay) đã giảm 30% trong năm 2021 và giảm 50% trong năm 2022, nên nhiều ý kiến đề xuất giảm thuế này cho xăng dầu nhằm hỗ trợ nền kinh tế, như vận tải khách đường bộ. 

Theo Vụ Chính sách Thuế, các hãng hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, rất khó khăn, Chính phủ đề xuất Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay để hỗ trợ và áp dụng từ năm trước, còn các ngành khác vẫn tiếp tục theo dõi. 

Với thuế giá trị gia tăng, theo ông Tuấn, mặt hàng xăng dầu nằm trong nhóm không áp dụng giảm thuế từ 10% xuống 8% trong năm 2022 theo Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, xăng dầu không áp dụng chính sách giảm thuế này. 

Theo Vụ Chính sách Thuế, hiện xăng dầu chỉ chịu các loại thuế, không thu phí và lệ phí nộp ngân sách. Các khoản thuế gồm thuế nhập khẩu (với xăng dầu nhập khẩu), thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ thu đối với xăng, không thu với dầu) và thuế bảo vệ môi trường. 

Giá xăng dầu tiếp tục được dự báo tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh tới

Việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu có thể thực hiện được"

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, điều hành xăng dầu cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp - nhà nước và người dân. Việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu có thể thực hiện được, nhưng cơ quan chức năng cần xem xét, cân nhắc nhưng phải tính toán đến cân đối, để vừa đảm bảo nguồn thu và nhiệm vụ chi trong thời gian tới.

"Phương án tối ưu nhất ở thời điểm này là giảm thuế bảo vệ môi trường, vì đây thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội", ông Long cho hay.

Thuế Bảo vệ môi trường trong xăng dầu "tăng dần đều" qua các năm

Xăng dầu thuộc diện chịu Thuế Bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Thuế Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2012.  Từ đó đến nay, Thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu đã qua nhiều lần tăng.

Ngày 1.1.2012: Xăng bắt đầu chịu Thuế Bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít. Dầu diesel mức thu 500 đồng/lít; dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn mức thu 300 đồng/lít; mỡ nhờn mức thu 300 đồng/kg.

Tháng 1.5.2015: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng Thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng (từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít) và một số mặt hàng xăng dầu khác.

Ngày 1.1.2019: Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng Thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu lên kịch khung.

Theo đó, Thuế Bảo vệ môi trường với xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên kịch khung 4.000 đồng. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thuế môi trường.

Nguồn: vietnamnet.vn

             laodong.vn

Xem thêm:

Các lưu ý khi lái xe container cho người mới

Lái xe container đòi hỏi tài xế phải có sự tập trung nhất định cũng như những kỹ năng cần thiết, sự cẩn thận và linh hoạt xử lý các tình huống nhanh, kịp thời. Nội dung sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những nguyên tắc cần lưu ý khi lái xe container để công việc an toàn và dễ dàng trên mọi hành trình. 

lái xe contaoner an toàn

Duy trì tốc độ an toàn khi lái xe container

Xe container có kích thước và trọng lượng lớn, việc điều khiển xe tải không phải là điều dễ dàng, đặc biệt đối với những tay lái mới. Thông thường, điều khiển xe container ở vận tốc 45km/h là hợp lý, đảm bảo an toàn nhất. 

Đối với phương tiện xe container đầu kéo có sơmi rơmooc thì tài xế cần đặc biệt lưu ý đảm bảo độ rộng khi rẽ hay quay đầu xe. 

Khi lái xe ở tốc độ cao, tài xế không được đánh tay lái quá gấp để tránh nguy cơ bị lật xe. Lưu ý, không phanh xe gấp nếu rơ mooc và đầu xe đang không nằm trên cùng đường thẳng. 

Đừng quên chú ý quan sát xe trước và sau trong khi tham gia giao thông, tập trung và giữ vững tay lái để kịp thời xử lý khi có bất kỳ tình huống bất ngờ nào xảy ra. 

>> Tìm hiểu thêm:

Luôn đề cao cảnh giác khi lái xe container

Khi tham gia giao thông, các lái xe cần chấp hành tốt các quy định của Luật giao thông, không đùa giỡn, vừa lái xe vừa nghe điện thoại dễ dẫn đến mất tập trung, lạc tay lái khi có tình huống bất ngờ, rất dễ gây tai nạn. Tuyệt đối không chủ quan chạy xe với tốc độ cao, thiếu quán sát vì chướng ngại vật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. 

Linh hoạt điều khiển xe trên nhiều dạng địa hình

Đặc thù của ngành lái xe là có thể bạn sẽ phải di chuyển trên cung đường khác nhau tùy vào đơn hàng. Để đảm bảo an toàn, tài xế cần trang bị những kỹ năng điều khiển xe trên nhiều dạng địa hình. 

Với những đoạn đường đèo dốc, dễ trơn trượt, tài xế nên lái xe ở tốc độ vừa phải, chọn điểm quay đầu hợp lý. Xe chở nặng thì rất khó để vừa cua vừa leo dốc, nếu không khéo léo xử lý thì xe sẽ rất dễ bị lật. 

Tài xế nên thường xuyên học hỏi, nâng cao kỹ năng lái xe để xử lý các tình huống bất ngờ khi di chuyển, cẩn thận, hạn chế rủi ro. 

Chở hàng hóa Container chuyên nghiệp

Mang theo những công cụ phòng trừ

Sau đây là các vật dụng hữu ích có thể giúp bạn xử lý những tình huống phát sinh có thể xảy ra:  dây cáp rời, đèn pin, dao đa dụng, lốp dự phòng, bình cứu hỏa, thiết bị cứu hộ khẩn cấp, bộ dụng cụ sửa chữa cá nhân, thiết bị cứu hộ khẩn cấp…

Kiểm tra xe container trước mỗi chuyến đi

Đây là thói quen của các tài xế chuyên nghiệp, trước mỗi hành trình họ đều kiểm tra mọi thứ, từ những chi tiết quan trọng như lốp, dầu động cơ, gạt nước, nước mát, đèn, còi, phanh … để đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động tốt, đảm bảo cho một chuyến đi xuyên suốt và an toàn. 

Bạn có thể tự kiểm tra các chi tiết xe bằng kinh nghiệm sẵn có hoặc cẩn thận hơn có thể đến các gara sửa xe container, xe tải để nhờ các chuyên viên kiểm tra.

Đảm bảo quy định bảo hành, bảo dưỡng xe container

Để đảm bảo tuổi thọ cho động cơ xe cũng như an toàn của bản thân và mọi người, tài xế cần tuân thủ quy định bảo hành của hãng, bảo dưỡng xe để đảm bảo mọi chi tiết máy hoạt động xuyên suốt, đúng quy trình, phát hiện kịp thời những sai sót và nguy hiểm tiềm ẩn để xử lý ngay. 

Kinh nghiệm lái xe contianer

Tuân thủ nguyên tắc cơ bản của nghề lái xe container

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm những nguyên tắc cơ bản nhưng rất quan trọng của nghề lái xe:

Thứ nhất, tuyệt đối nói không với rượu bia, chất kích thích khi lái xe.

Thứ hai, cần chuẩn bị sức khỏe tốt với chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh mỗi ngày.

Thứ 3, đối với những hành trình quá dài, các tài xế không được lái xe kéo dài quá 6 tiếng liên tục mà không nghỉ ngơi. Thay vào đó, cần có lái xe phụ để đổi tài.

Lái xe container cần bằng lái hạng gì?

Xe container được nhiều người gọi tắt là xe công. Về mặt bằng chung, chiều dài của container là từ 10 đến 11m đối với xe 20 feet, 16 đến 17m đối với xe 40 feet. … Cụ thể bao gồm: xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc và thùng container. Loại phương tiện này thường được sử dụng trong việc chuyên chở hàng hóa với trọng tải lớn.

Để điều khiển được loại xe này, người tài xế cần phải có cả trình độ và kỹ năng cần thiết. Theo quy định, người lái xe container cần ít nhất bằng lái xe hạng FC thì sẽ được điều khiển xe. Vậy bằng lái xe hạng FC là bằng gì?

Bằng lái xe hạng FC là là loại giấy phép lái xe được cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định tại bằng lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (bao gồm xe container). Ngoài ra, bằng FC còn cho phép tài xế điều khiển các loại xe quy định trong bằng lái xe hạng B1, B2, C và FB2.

Cũng bởi có bằng lái xe FC, tài xế sẽ được điều khiển xe container nên thông thường bằng FC còn được gọi là bằng lái xe container. Như vậy, những nơi tuyển lơ xe đầu kéo container sẽ tuyển những người có bằng FC. Ngoài ra, các hạng bằng cao hơn như FD, FE cũng đáp ứng được những yêu cầu dành cho tài xế lái loại xe này.

Vậy để có được bằng FC thì tài xế cần có những điều kiện gì? Cùng chúng tôi tham khảo tiếp nội dung nhé!

Yêu cầu về bằng lái xe contianer

Điều kiện để lấy bằng lái xe container

Để đủ điều kiện đăng ký học và thi bằng lái xe FC, người học cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sức khỏe, độ tuổi cũng như một số điều kiện khác. Cụ thể như sau.

Về độ tuổi

Bằng FC bao nhiêu tuổi được lái là thắc mắc của rất nhiều người khi có nhu cầu học bằng lái xe container. Theo quy định của Bộ GTVT thì người đăng ký học bằng FC là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Họ cần đủ tuổi từ 24 tuổi trở lên được phép học bằng lái xe hạng FC.

Về sức khỏe

Ngoài điều kiện về độ tuổi, người học bằng FC cần đáp ứng các điều kiện về sức khỏe. Người học bằng FC phải đáp ứng điều kiện có sức khỏe phù hợp với hạng lái xe và không mắc các bệnh như: tâm thần rối loạn, thần kinh (rối loạn cảm giác, liệt vận động từ hai chi trở lên, chóng mắt bệnh lý, mắt kém, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp…

Các điều kiện về số km an toàn

Ngoài các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe người đăng ký học và thi bằng lái xe FC cần phải đáp ứng các điều kiện khác như:

Đã có bằng lái xe hạng C, D hoặc E và thâm niên hành nghề lái xe từ đủ 3 năm trở lên

Có số km lái xe an toàn từ 50.000km trở lên

Có ít nhất 2 năm điều khiển xe ô tô đầu kéo.

Xem thêm: 

Danh sách các tuyến đường cao tốc Việt Nam hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 22 tuyến đường cao tốc. Cùng chúng tôi điểm qua danh sách và tiến độ các tuyến đường cao tốc Việt Nam 2019 ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Dự án cao tốc Bắc Nam

Hiện tại, Chính Phủ đang tiếp tục xây dựng 2 tuyến đường cao tốc Bắc Nam lớn nhất cả nước ở phía Tây và phía Đông. Các đường cao tốc ở Việt Nam đều được xây dựng với qui mô từ 4 đến 6 làn bao gồm 2-3 làn mỗi chiều và đều liên kết đến các quốc lộ và các đường cao tốc khác ở nơi mà đường cao tốc đi qua. tốc độ các đường cao tốc ở Viêt Nam đều được thiết kế tối đa từ 100 đến 120 km

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (ký hiệu: CT.01)

Đây là tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, có chiều dài 1.811km. Đến nay, tuyến cao tốc này đã được hoàn thành nhiều đoạn. Dự kiến, đầu năm 2019, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới đường bộ cho các địa phương. Qúy 1/2020 hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng. Năm 2021, thi công và hoàn thành các dự án. Từ tháng 4/2019 – 2021, thi công đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và đoạn Cam Lộ - La Sơn. Qúy 3/2019, thi công dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 cầu.

Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

STT

Tên Tuyến - Ký hiệu

Điểm đầu - điểm cuối

Chiều dài

Tiến độ

1

Pháp Vân – Cầu Giẽ

Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Phú Xuyên, Cầu Gĩe

30 km

Đã hoàn thành nhiều đoạn

2

Cầu Giẽ - Ninh Bình

Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội - Xuân Mai, Hoa Lư, Ninh Bình

54km

Đang cập nhật

3

Cao Bồ - Mai Sơn

Cao Bồ, Ý Yên, Nam Định, Yên Mô, Ninh Bình, Mai Sơn

Không có

Dự án đường cao tốc Cầu 

4

Ninh Bình – Thanh Hóa

Mai Sơn, Yên Mô, Thanh Hóa, Ninh Bình, Trường Thịnh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

53,2 km

Đang xây dựng

5

Thanh Hóa – Hà Tĩnh

ngã ba Trường Thịnh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa - Đức Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh

97 Km

Đang xây dựng

6

Hà Tĩnh – Quảng Bình

Đức Thọ, Hà Tĩnh - Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình

145 km

Sẽ khởi công vào năm 2020

7

Quảng Bình – Quảng Trị

Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình -  Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị

117 Km

Sẽ khởi công vào năm 2020

8

Quảng Trị – Đà Nẵng

Vĩnh An, Cam Lộ, Quảng Trị - Túy Loan, Hòa Vang, Đà Nẵng

182 Km

Sẽ khởi công vào năm 2020

9

Đà Nẵng – Quảng Ngãi

Hòa Vang, Đà Nẵng - xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

139 Km

Đang cập nhật

10

Quảng Ngãi – Bình Định

Tư Nghĩa, Quảng Ngãi - Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định

170 Km

Đang cập nhật

11

Bình Định – Nha Trang

An Nhơn, Bình Định - Diên Thọ, Diên Khánh, Khánh Hòa

215 km

Đang xây dựng

12

Nha Trang - Phan Thiết

Diên Khánh, Khánh Hòa - Phú Long, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận

235 Km

Đang xây dựng

13

Phan Thiết - Dầu Dây

Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận - Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai (nút giao thông Dầu Giây)

98 Km

Sẽ bắt đầu xây dự án từ 2020

14

Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Nút giao Dầu Giây, Thống Nhất, Đồng Nai - Nút giao An Phú, Quận 2, Tp.HCM

55,7 km

Đang cập nhật

15

Long Thành – Bến Lức

Long Thành, Đồng Nai - Bến Lức, Long An

58 km

Đang cập nhật

16

HCM - Trung Lương

Tân Tạo, Bình Chánh - Châu Thành, Tiền Giang

50 Km

Đang cập nhật

17

Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ

Châu Thành, Tiền Giang - cầu Cần Thơ

92 Km

Đang xây dựng, Chính thức khởi công vào tháng 2 năm 2015

Cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02)

Dự án đường cao tốc bắc Nam có tổng chiều dài là 1.269 km, xuất phát từ tỉnh Phú Thọ và kết thúc tại Kiên Giang. Hiện dự án đang được xây dựng một số đoạn.

>> Tìm hiểu thêm:

Danh sách các tuyến đường cao tốc phía Bắc Việt Nam

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Cao Tốc Bắc Nam phía Tây (CT02): nối Phú Thọ và tỉnh Kiên Giang. Hiện tuyến đường cao tốc này đang trong thời gian xây dựng.

Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn (CT.03): nối Hà Nội và tỉnh Lạng Sơn. Hiện tuyến đường cao tốc này đang trong thời gian xây dựng.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (ký hiệu CT.04): có chiều dài 106km, hiện đang được xây dựng.

Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (ký hiệu: CT.05): có chiều dài 265km.

Cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái (Ký hiệu: CT.06): có chiều dài 304km. Hiện tuyến cao tốc đã hoàn thành đoạn Hạ Long - Vân Đồn

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (ký hiệu: CT.07).

Cao tốc Hà Nội - Hòa Bình (ký hiệu: CT.08) có chiều dài 56km. Hiện đường cao tốc đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (ký hiệu: CT.09) dài 160km. Đường cao tốc đã hoàn thành đoạn 3 (Hải Phòng - Hạ Long)

Các tuyến đường cao tốc miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam 

Cao tốc Hồng Lĩnh - Hương Sơn (ký hiệu CT.10) thuộc Hà Tĩnh

Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo (ký hiệu CT.11) thuộc tỉnh Quảng Trị

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku (ký hiệu: CT.12) nối từ Bình Định đến Gia Lai

Các tuyến đường cao tốc tại miền Nam Việt Nam

Cao tốc Hóc Môn - Mộc Bài

Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (CT.13) dài 76km nối hai tỉnh Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu. Hiện tuyến đường này đang ngưng đầu tư.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt (CT.14) dài 220km, nối hai tỉnh Lâm Đồng - Đồng Nai. Hiện tại tuyến cao tốc đã được hoàn thành đoạn Liên Khương - Prenn.

Cao tốc Thủ Dầu Một - Chơn Thành (CT.15) nối TP.HCM và Bình Phước.

Cao tốc TP HCM - Mộc Bài (CT.16) nối Tp.HCM và Tây Ninh

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (CT.17) nối hai tỉnh An Giang - Sóc Trăng.

Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu (CT.18) nối tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu

Đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (CT.19) nối Cần Thơ và Cà Mau

Vành đai 3 (Hà Nội) (ký hiệu CT2O) dài 65km đi qua Hà Nội

Tuyến Vành đai 4 (Hà Nội) (ký hiệu CT21) dài 136,6km đi qua Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang

Tuyến Vành đai 3(TP HCM) (ký hiệu: CT.22) dài 97.7km đi qua Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự án hiện vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Nguồn: invert.vn