Xuất nhập khẩu là gì? Một số kiến thức về ngành xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam. Năm 2016, Việt Nam gia nhập TTP. Sự kiện mở ra cơ hội và thách thức vô cùng lớn cho ngành xuất nhập khẩu. Hiểu biết kiến thức ngành xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng. 

Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.

f:id:kinhdoanhvantai:20200221154346j:plain

Xuất nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…

Xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu hay còn được biết đến với tên tiếng anh là Import – Export. Đây là hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Xuất nhập khẩu giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Ngoài ra còn tạo các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia, thúc đẩy kinh tế trong nước.

Xuất nhập khẩu là “hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.”

– Luật Thương mại

Nếu tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu thì bạn sẽ thấy đây là khâu cơ bản nhất của hoạt động ngoại thương. Nó có mối tương quan lớn, tác động đến nhiều ngành khác. 

Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Xuất nhập khẩu là mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế giữa các quốc gia và với thế giới. Xuất nhập khẩu tạo công ăn việc làm, bổ sung hàng hóa thiếu, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định.


Một số kiến thức ngành xuất nhập khẩu cần biết

Quy trình và chính sách Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Một nhân viên trong ngành này cần nắm rõ chính sách với từng mặt hàng, dịch vụ của công ty mình. Loại hàng nào được phép xuất, loại hàng nào được phép nhập? Điều kiện (hạn ngạch, giấy phép…) để xuất nhập khẩu loại hàng đó là gì? Cần xin cấp phép từ bộ, ngành quản lý nào? Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu diễn ra như thế nào.

Giao nhận vận tải

Với giao nhận vận tải nội địa: Cần nắm rõ mục đích, cách vận hành và các loại phương tiện cùng loại phí liên quan. Ngoài ra, nhân viên xuất nhập khẩu còn cần tìm hiểu các danh mục cảng biển, cảng sông ở Việt Nam.

Với giao nhận vận tải quốc tế: Cần nắm rõ các loại phương tiện vận tải, phí cùng phụ phí liên quan. Danh sách sân bay, cảng biển chính ở các quốc gia liên kết cùng các hình thức vận tải quốc tế là điểm cần chú ý. Họ còn cần lưu ý các chứng từ vận tải quốc tế như SI, booking, BL, AWB …

f:id:kinhdoanhvantai:20200221154420j:plain

Một số kiến thức về ngành xuất nhập khẩu




Thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là kiến thức nền tảng khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu. Các phương thức, công cụ để thanh toán quốc tế và những lợi ích, rủi ro của nó là điều bạn cần nắm chắc. 

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng.

Ví dụ như L/C – Letter of Credit, T/T – Telegraphic transfer, Collection hay CAD…  

Hợp đồng, giao dịch, đàm phán

Hợp đồng: là giấy tờ bao gồm các nội dung,điều khoản, hình thức, các lưu ý khi ký kết hợp đồng

Biết xây dựng các phương án kinh doanh, chi phí cho hàng xuất, nhập các lô hàng để đàm phán giá

Biết giao dịch, đàm phán ngoại thương một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và thành công nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. Bao gồm cả giao dịch offline và trực tiếp gặp gỡ

Thủ tục hải quan

Bao gồm các chính sách về hải quan, pháp luật cùng các thông tư, nghị định, quyết định, các xử phạt hành chính nếu xảy ra sai sót…

Tìm hiểu về cách áp mã hàng hóa (HS code), cách tính thuế xuất nhập khẩu cùng trị giá hải quan.

Nắm rõ quy định thông quan tại các chi cục, cửa khẩu, sân bay

Nắm rõ cơ bản nguyên lý về kế toán trong các công việc quyết toán, hoàn thuế, VAT, VNK…

Chứng từ xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu là thứ vô cùng quan trọng, là giấy tờ có giá trị trước pháp luật.

Biết hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán tùy theo từng phương thức thanh toán

Xin giấy phép chuyên ngành, công bố hợp quy, kiểm định, kiểm tra chất lượng, an toàn…

Xem thêm: Vận chuyển hàng quá khổ quá tải