Xe chở hàng siêu trường, siêu trọng lưu thông như thế nào?

Thế nào được coi là hàng siêu trường, siêu trọng. Xe chở hàng siêu trường, siêu trọng phải làm sao mới được lưu thông trên đường?

Thứ nhất, quy định về hàng siêu trường, siêu trọng

Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT  quy định về hàng hóa siêu trường, siêu trọng như sau:

“Điều 12. Quy định về hàng siêu trường, siêu trọng

  1. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: 

Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;

  1. b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
  2. c) Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.
  3. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.”

Quy định về hàng siêu trường siêu trọng

Như vậy:

– Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: 

+) Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;

+) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

+) Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.

– Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

>> Tìm hiểu thêm:

Quy định chung về hàng siêu trường siêu trọng:

  1. Hàng siêu trường siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
  2. Việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng phải sử dụng xe vận tải phù hợp với loại hàng và phải có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  3. Xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng, trường hợp cần thiết phải bố trí người chỉ dẫn giao thông để bảo đảm an toàn giao thông.

Hàng siêu trường siêu trọng

Thứ hai, điều kiện để lưu hành xe chở hàng siêu trường, siêu trọng:

Khoản 2 Điều 11 Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 11. Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ

  1. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
  2. a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  3. b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.”

Như vậy, để xe chở hàng siêu trường, siêu trọng được lưu thông thì chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện cần:

– Có giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Tuân thủ theo các quy định trong giấy phép lái xe.

Quy định chung về hàng siêu trường siêu trọng trên đường bộ

Trường hợp cần thiết có thể gia cố để tăng cường khả năng chịu tải của phương tiện vận tải nhưng phải tuân theo thiết kế đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền phê duyệt.

Các bạn lái xe tải chở hàng nặng, chở container cần nắm vững quy định “Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ” được quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 thuộc Chương 4. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ của  Thông tư 46/2015/TT-BGTVT về vấn đề này. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

Quy định phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

Quy định lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định:

  1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
  2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
  3. a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  4. b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

Quy định vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng

- Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

- Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

  1. a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;
  2. b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

- Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

  1. a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;
  2. b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.
Trách nhiệm của bên vận tải hàng siêu trường siêu trọng

- Phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

- Có đủ đội ngũ lái xe, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để sử dụng phương tiện và các thiết bị chuyên dùng.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án (khảo sát hành trình chạy xe, vị trí địa hình nơi xếp dỡ, tốc độ xe đi, giờ đi, điểm đỗ...) vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và công trình giao thông.

Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng nghiệp vụ khác gì?

Đối với đường bộ: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường bộ là xe đầu kéo và moc chuyên dụng.

  • Xe đầu kéo mooc lùn (fooc lùn): Xe có kích thước thông dụng là dài 12m rộng 3m3 chiều cao từ 50 Cm đến 1m. Tải trọng từ 30-50 Tấn.
  • Xe đầu kéo mooc sàn rút ( mooc rút): Xe có kích thước thông thường là dài 12m rộng 2m5 cao 1m5 tuy nhiên có khả năng rút dài lên đến 21m. Tải trọng 25-35 Tấn.
  • Xe đầu kéo mooc thủy lực (module thủy lực): Đây là dang mooc có nhiều module có thể nối ghép với nhau với chiều cao có cơ chế nâng lên hạ xuống, chiều rộng 3m chiều dài không hạn chế và trọng tải không hạn chế.
  • Và một số loại thiết kế chuyên biệt cho vận chuyển khác cho từng mặt hàng chuyên biệt. Như mooc võng, mooc U…

Lưu ý: Đối với phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng 100% phải có giấy phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng đường bộ

Đối với đường sông: Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường sông là sà lan hầm, sà lan bongton, sà hã miệng. Khi vận chuyển cần lưu ý chằng buộc hàng hóa an toàn trên sà lan và do đơn vị chuyên nghiệp lashing thực hiện. Ngoài ra còn là vấn đề cơ sở hạ tầng cẩu 2 đầu bến vì lý do hàng có kích thước và trọng lượng lớn cần có cẩu có tầm với và sức nâng phù hợp.

Đối với đường biển: Đối với vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng bằng đường biển thì sẽ chia làm 3 loại cơ bản cho 3 dạng tàu vận chuyển là tàu container, tàu rời và tàu roro.

  • Đối với tàu container: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng sẽ sử dụng container chuyên dụng là: Container flatrack, Container platform, Container Open top. Khi vận chuyển hàng sử dụng container chuyên dụng này vấn đề quan trọng nhất là lashing hàng hóa trên cont phải làm đúng chuẩn và đảm bảo tính cân bằng và an toàn, đặc biệt cần giấy chứng nhận lashing từ một đơn vị giám định khi đóng hàng.
  • Đối với tàu rời: Khi vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng tàu hàng rời tướng đối phổ biến cho những kiện kích thước quá lớn hoặc quá nặng, và khi cẩu 2 đầu cần cẩu lớn. Vấn đề kho khăn khi vận chuyển hàng bằng tàu rời gồm việc laytime tàu và hàng phù hợp, năng lực xếp dỡ, lashing hàng hóa…
  • Đối với tàu roro: Phương tiện này thường phù hợp với mặt hàng là những loại máy xây dựng, máy công trình nhập nguyên con và chạy trực tiếp lên tàu.

Đối với đa phương thức: Vận chuyển siêu trường siêu trọng đa phương thức được áp dụng vô cùng phổ biến bởi lẽ những kho khan về hạ tầng giao thông kể cả vấn đề chi phí. Thì vận chuyển đa phương thức sẽ áp dụng. Hình thức phổ biến là Xe- sà lan- sà-lan ( tàu biển)- sà lan- Xe. Những vấn đề lưu ý ở đây là:

Xác định laytime

Năng lực cẩu và chi phí xếp dỡ

Lashing

Định tuyến vận chuyển đường bộ.

Thời gian vận chuyển.

Trên đây là quy định về Quy định về vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng mới nhất 2022 chúng tôi tổng hợp và gửi đến các bạn tham khảo.

Nguồn: hoatieu.vn

Ý nghĩa của các loại biển báo cấm và mức phạt khi vi phạm

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định biển báo hiệu đường bộ chia thành 5 nhóm cơ bản, bao gồm: biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển hiệu lệnh; biển báo cấm; biển chỉ dẫn; biển phụ; biển viết bằng chữ. Trong đó, nhóm biển báo cấm biểu thị các hành vi mà người điều khiển không được phép thực hiện khi lưu thông.

Việc nhận biết đặc điểm và tuân thủ đúng các quy định của biển báo cấm không chỉ giúp người tham gia giao thông tránh bị xử phạt mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. 

Đặc điểm chung của biển báo cấm

Căn cứ theo Điều 15 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, các biển báo cấm có đặc điểm chung như sau:

Biển báo có dạng hình tròn.

Biển báo thường có nền trắng, viền đỏ, ký hiệu bằng hình vẽ hoặc chữ viết màu đen để thể hiện điều cấm.

Biển báo có dấu gạch chéo, mang ý nghĩa cấm người tham gia giao thông thực hiện.

Hầu hết các biển báo cấm đều có chung một quy cách thống nhất với đường kính là 70cm, viền đỏ rộng 10cm và vạch đỏ rộng 5cm.

>> Xem thêm:

Trong một số trường hợp đặc biệt, biển báo cấm có thể có hình dạng, màu sắc khác (Ví dụ: Biển cấm đi ngược chiều và dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng; Biển cấm dừng và đỗ xe: cấm đỗ xe, cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng).

Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ và nền màu trắng

Ký hiệu và ý nghĩa các loại biển báo cấm theo quy định mới

Theo Điều 26 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm sẽ bao gồm 66 loại. Trong đó, có 25 loại biển báo cấm thông dụng mà người tham gia thông cần nắm rõ bao gồm:

Biển báo

Ý nghĩa

P.101 “Đường cấm”

Biển báo cấm tất cả các loại phương tiện (xe cơ giới và xe thô sơ) di chuyển cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định (xe chữa cháy, xe cứu thương, xe hộ đê, đoàn xe tang,...).

P.102 “Cấm đi ngược chiều”

Biển báo cấm tất cả các loại xe (xe cơ giới và xe thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định; người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường.

P.103a “Cấm xe ô tô”

Biển báo cấm tất cả các loại xe cơ giới (kể cả mô tô 3 bánh), trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định.

P.103b “Cấm xe ô tô rẽ phải”

Biển báo cấm các loại xe cơ giới (kể cả xe 3 bánh) rẽ phải, trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy và xe được ưu tiên theo quy định.

P.103c "Cấm xe ô tô rẽ trái"

Biển báo cấm các loại xe cơ giới (kể cả xe 3 bánh) rẽ trái, trừ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy và xe được ưu tiên theo quy định.

P.105 “Cấm xe ô tô và xe máy”

Biển báo cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe máy đi qua, trừ các xe ưu tiên theo quy định.

P.107a “Cấm xe ô tô khách”

Biển báo cấm ô tô chở khách đi qua, trừ các xe ưu tiên theo quy định.

P.115 “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe”

Biển báo cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có trọng lượng toàn bộ xe và hàng hóa vượt quá trị số quy định ghi trên biển.

P.116 “Hạn chế tải trọng trên trục xe”

Biển báo cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng lượng toàn bộ xe và hàng phân bổ trên một trục bất kỳ của xe vượt quá trị số quy định trên biển.

P.117 “Hạn chế chiều cao”

Dùng để thông báo mức hạn chế chiều cao của xe.

Biển có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi qua (chiều cao được tính từ mặt đường đến điểm cao nhất của xe hoặc hàng hoá).

P.118 “Hạn chế chiều ngang xe”

Dùng để quy định chiều ngang tối thiểu của xe.

Biển có hiệu lực cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.

P.119 “Hạn chế chiều dài xe”

Biển báo cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả xe ưu tiên theo quy định, có độ dài kể cả xe và hàng hoá lớn hơn trị số quy định trên biển.

P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”

Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe với cự ly nhỏ hơn trị số được quy định trên biển.

P.125 “Cấm vượt”

Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.

P.127 “Tốc độ tối đa cho phép”

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

P.128 “Cấm sử dụng còi”

Biển cấm tất cả các loại xe sử dụng còi.

P.130 “Cấm dừng xe và đỗ xe”

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

P.131a “Cấm đỗ xe”

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

P.131b “Cấm đỗ xe”

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

P.131c  “Cấm đỗ xe”

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới, (trừ các xe được ưu tiên theo quy định) đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày chẵn.

P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”

Dùng để báo hiệu lệnh các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hoặc cầu hẹp.

P.136 “Cấm đi thẳng”

Biển báo có hiệu lực cấm tất cả các loại xe đi thẳng, trừ xe ưu tiên theo quy định.

P.137 “Cấm rẽ trái, rẽ phải”

Biển báo cấm tất cả các loại xe rẽ trái hoặc phải, trừ xe ưu tiên theo quy định.

P.138 “Cấm đi thẳng, rẽ trái”

Biển báo cấm tất cả các loại xe đi thẳng hoặc rẽ trái, trừ xe ưu tiên theo quy định.

P.139 “Cấm đi thẳng, rẽ phải”

Biển báo cấm tất cả các loại xe đi thẳng hoặc rẽ phải, trừ xe ưu tiên theo quy định.

 

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về biển báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, trong trường hợp cần thiết cấm theo thời gian, dưới biển cấm cần phải đặt thêm biển phụ số S.508, có thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến đường đối ngoại).

Biển phụ số S.508 được đặt dưới biển cấm để quy định về thời gian phương tiện không được phép hoạt động

Mức phạt lỗi đi vào đường cấm

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cho người tham gia giao thông vi phạm lỗi đi vào đường cấm được quy định cụ thể như sau:

STT

Phương tiện

Mức phạt 

Quy định dựa theo

1

Xe ô tô và xe tương tự ô tô

Từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5

2

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

Từ 400.000 - 600.000 đồng.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6

3

Xe máy chuyên dùng

Từ 400.000 - 600.000 đồng.

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

điểm b khoản 3 và điểm a khoản 10 Điều 7

4

Xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy

Từ 200.000 - 300.000 đồng.

điểm c khoản 3 Điều 8

 

Với các thông tin chia sẻ trên, người điều khiển phương tiện đã có thể nắm được các đặc điểm và ý nghĩa biển báo cấm phổ biến. Bên cạnh đó, khi vi phạm lỗi đi vào đường cấm, người điều khiển phương tiện không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên đến 3 tháng. Vì thế, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các quy định trên biển báo để đảm bảo an toàn cũng như tránh bị xử phạt.

>> Tìm hiểu thêm: Danh sách các công ty vận tải biển lớn ở Việt Nam

Theo vinfastauto.com

 

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải​

COVID-19 được xem là một cuộc khủng hoảng y tế trên toàn cầu khi đã có hơn 6,26 triệu người tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, đại dịch không chỉ đe dọa tới tính mạng của con người, mà còn để lại một số tác động gián tiếp đến sức khỏe - cụ thể là gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần, gia tăng rối loạn lạm dụng chất kích thích và cản trở việc tiếp cận với chăm sóc y tế ban đầu. Điều này đã thúc giục các cơ quan quốc tế, liên bang và địa phương nâng cao khả năng sẵn sàng và ứng phó với đại dịch. Các cơ quan giao thông vận tải cũng không ngoại lệ và nên xác định các tác động y tế của COVID-19 thông qua những thay đổi trong hệ thống giao thông vận tải để hỗ trợ lập kế hoạch, ra quyết định và đổi mới khi thế giới chuyển từ giai đoạn khủng hoảng sang phục hồi.
Có 6 lĩnh vực được kết nối với nhau mà qua đó giao thông vận tải có thể bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19 gồm: nhu cầu di chuyển, thay đổi phương thức đi lại, công bằng vận tải, sử dụng đất, an toàn giao thông và các công việc vận tải. Những tác động này có thể được liên kết sâu hơn với các hậu quả y tế cộng đồng thông qua 10 yếu tố gồm an toàn giao thông, không hoạt động thể chất, va chạm trên đường, căng thẳng, độc lập về di chuyển, khí gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí, nhiệt, ô nhiễm và tiếng ồn.

Ảnh hưởng dịch bệnh đến ngành giao thông vận tải


Nhu cầu di chuyển

COVID-19 đã thay đổi cách chúng ta sống. Một cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ làm việc tại nhà của những người trưởng thành có việc làm tăng 50% sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Trong số những người được hỏi, 53% sẵn sàng tiếp tục làm việc tại nhà sau khi đại dịch kết thúc. Dữ liệu cho thấy thị phần hàng quý của doanh số thương mại điện tử trong tổng doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 4% sau đại dịch COVID-19. Việc các chuyến đi làm và đi mua sắm sụt giảm có thể dẫn đến việc ít phương tiện cơ giới hơn lưu thông trên đường. Điều này góp phần vào việc giảm các chất gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nền nhiệt và các vụ va chạm xe cơ giới.

Tìm hiểu thêm: Một số điều cần lưu ý đối với lái xe sơ mi rơ mooc, Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới

Thay đổi phương thức đi lại

Nhiều hành khách đã ngừng đi hệ thống tàu điện ngầm của Thành phố New York (Mỹ) trong những ngày đầu dịch bệnh bùng phát. Mặc dù hầu hết hành khách đã lựa chọn di chuyển bằng phương tiện này trở lại sau một vài tháng, phân tích về xu hướng hành khách của Hiệp hội Giao thông công cộng Mỹ cho thấy sự phục hồi chậm chạp trong việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Việc chuyển đổi phương thức từ phương tiện giao thông công cộng sang ô tô cá nhân sẽ dẫn đến gia tăng sự lưu thông xe cộ trên đường, kéo theo lượng khí thải, tiếng ồn tăng lên.

Công bằng vận tải

Đại dịch toàn cầu bộc lộ sự bất bình đẳng dai dẳng trong các cộng đồng. Các hộ gia đình có thu nhập thấp thường dựa vào các phương tiện giao thông công cộng để thực hiện các hoạt động thiết yếu, cũng như tiếp cận thực phẩm lành mạnh và chăm sóc sức khỏe. Thiệt hại nguồn thu bán vé do sụt giảm tổng thể về lượng hành khách di chuyển bằng phương tiện công cộng và các quy định vệ sinh phòng dịch dẫn đến những thách thức về tài chính đối với các cơ quan vận chuyển. Để duy trì khả năng tài chính của hệ thống, nhiều đại lý vận chuyển đã cắt giảm dịch vụ, thường là dưới hình thức giảm lịch trình. Điều này khiến những cộng đồng có thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc tiếp cận phương tiện công cộng đáng tin cậy và nếu được tiếp cận, họ sẽ đối mặt với nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn. Người cao tuổi và người khuyết tật là những nhóm đối tượng khác gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhu cầu, chủ yếu là do hạn chế về phương tiện công cộng và vận chuyển người khuyết tật trong thời kỳ đại dịch cùng những nguy cơ nhiễm bệnh. 

Sử dụng đất đai

Những thay đổi về nhu cầu vận tải và sự thay đổi phương tiện di chuyển có thể khuyến khích sự phát triển của đô thị. Có bằng chứng cho thấy sự mở rộng tràn lan đô thị làm tăng tổng số km mà các phương tiện đi được (VMT) và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận trong khu vực đô thị.

An toàn giao thông

Sự thay đổi của nhu cầu đi lại và VMT trong thời kỳ đại dịch đã ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Theo Cục An toàn Giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA), mặc dù tỷ lệ tai nạn do xe cơ giới giảm trong thời kỳ đại dịch, nhưng mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn vẫn tăng lên. Một cuộc điều tra sâu hơn của NHTSA cho thấy tỷ lệ tử vong trên đường trong thời kỳ đại dịch tăng 7,2%, chủ yếu do các hành vi lái xe nguy hiểm hơn bao gồm chạy quá tốc độ, không thắt dây an toàn và lái xe sau khi dùng chất kích thích hoặc rượu.

Công việc trong ngành giao thông vận tải

Chuyển từ phương tiện công cộng và dịch vụ đi xe sang sử dụng ô tô cá nhân sẽ dẫn đến tình trạng mất việc làm trong ngành dịch vụ này. Ngành giao thông vận tải có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là 15,7% vào tháng 7/2020, cao hơn 5,2% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của Mỹ vào thời điểm đó. Mất việc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng như căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần. 


Phản ứng với sự thay đổi

Phản ứng phù hợp với các tác động của COVID-19 và lập kế hoạch hiệu quả để ứng phó với các hậu quả lâu dài của đại dịch này phụ thuộc vào việc nhận thức và đánh giá chính xác các hậu quả sức khỏe mà đại dịch gây ra. Ngành giao thông vận tải chịu trách nhiệm đánh giá và hỗ trợ nghiên cứu để giúp xác định rõ hơn các tác động đến sức khỏe của đại dịch toàn cầu thông qua những thay đổi trong giao thông vận tải và ước lượng mức độ tác động.
Để giảm bớt các tác động xấu đến sức khỏe do dịch COVID-19 thông qua những thay đổi trong giao thông vận tải và củng cố các ảnh hưởng tích cực, các cơ quan giao thông vận tải công cộng và tư nhân cần phải có hành động can thiệp. Bất chấp những hạn chế trong các nguồn tài trợ của ngành giao thông vận tải do giảm "phí sử dụng" như thu thuế nhiên liệu, phí đăng ký xe, các cơ quan liên bang cần hỗ trợ phương tiện công cộng để duy trì dịch vụ cho các cộng đồng có thu nhập thấp. Các cải tiến và công nghệ tiên tiến, ví dụ ô tô tự lái và phương tiện di chuyển chung, có thể giúp vượt qua các rào cản về khả năng di chuyển ở những người khuyết tật.
Giao thông vận tải đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử. Việc sử dụng các công nghệ giao thông vận tải mới nổi như phương tiện giao hàng tự lái, giao hàng bằng máy bay không người lái và tạo điều kiện cho các cơ quan công quyền sử dụng các công nghệ mới này sẽ góp phần thúc đẩy thương mại điện tử hoạt động hiệu quả./.

Xem thêm: Xe cơ giới là gì? Có những loại xe cơ giới nào?

Theo ncov.vnanet.vn

Một số điều cần lưu ý đối với lái xe sơ mi rơ mooc

Xe sơ mi rơ mooc là loại xe chuyên vận chuyển hàng hóa có số lượng cực kì lớn, vì thế đòi hỏi lái xe cần chuyên nghiệp và có những kinh nghiệm khi lưu thông trên đường. Các tài xế mới vào nghề thường điều khiển xe rất cẩn thận, đúng luật lệ. Tuy nhiên, về lâu dần, họ có thêm kinh nghiệm nhưng tính chủ quan khi lái xe lại tăng lên. Điều này được chứng minh bằng số vụ tai nạn từ lái xe sơ ri rơ mooc ở nước ta do chạy ẩu (chạy quá 45 km/h), chủ quan tăng lên qua những năm gần đây.

Lưu ý lái xe sơ mi rơ moc



Vì vậy, khi bạn điều khiển xe sơ mi rơ mooc, bạn cần chú ý những điều sau:

Kiểm tra xe trước khi vận hành:

Việc kiểm tra sự an toàn, chất lượng của xe sơ mi rơ mooc trước khi vận hành là vấn đề cơ bản và cần thiết nhất. Lái xe cần tiến hành kiểm tra nhiên liệu còn lại trong xe, tránh trường hợp xe sơ mi rơ mooc đang di chuyển mà nhiên liệu bị cạn kiệt dẫn đến chậm tiến độ. Đồng thời khách hàng nên kiểm tra độ an toàn của hệ thống sơ mi rơ mooc, bánh xe, phanh, lốp để có thể đảm bảo an toàn cho cả người và hàng hóa khi lưu thông.

Lái xe cần tìm hiểu trước cung đường di chuyển:

Tìm hiểu trước cung đường di chuyển

Với xe sơ mi rơ mooc, thường có kích thước lớn và cồng kềnh. Vì vậy, để đảm bảo mọi vấn đề lưu thông tốt và không xảy ra bất cứ sai sót nào thì trước khi vận chuyển điều không thể bỏ qua đó chính là tìm hiểu mọi cung đường bạn có kế hoạch lưu thông, thời gian, thời tiết diễn ra hoạt động để có thể có chất lượng vận hành tốt nhất. Ví dụ như: đối với cung đường sốc, dốc lái xe cần di chuyển chậm, đối với lưu thông xe sơ mi rơ mooc vào giờ cao điểm cũng yêu cầu lái xe có các phương án để tránh tắc, kẹt…

Lái xe sơ mi rơ mooc cần tuân thủ đúng luật giao thông và không chủ quan khi lái:

Một vấn đề lớn, là cơ sở cho sự an toàn của hoạt động lái xe sơ mi rơ mooc đó chính là việc lái xe cần tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ tại Việt Nam. Việc tuân thủ đúng luật giúp bạn có khả năng điều khiển xe sơ mi rơ mooc không chỉ an toàn mà còn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý đó chính là xe sơ mi rơ mooc thường trở tải trọng lớn, điều khiển xe đúng tốc độ (tối đa 45km/h)giúp bạn có khả năng xử lí tốt mọi tình huống đặt ra khi lưu thông.

Đa số mọi người đều nghĩ, những vụ tai nạn do xe sơ mi rơ mooc gây ra đều do các cánh tài xế còn non tay nghề hoặc do rượu bia. Song, trên thực tế nguyên nhân gây ra tai nạn là do lái xe chủ quan chứ không phải tai lái hay kỹ thuật lái kém, hoặc một nguyên nhân nào khác. Do đó ý thức khi lái xe kéo rơ mooc là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi lái xe kéo rơ mooc, tài xế không nên vừa lái xe vừa đùa giỡn một cách quá đà, làm mất tay lái khi có tình huống bất ngờ xảy ra, rất dễ gây ra tai nạn. Bạn cũng không nên chủ quan khi đang chạy xe trên một đoạn đường tốt mà không chú ý điều gì, vì chướng ngại vật luôn hiện hữu ở khắp mọi nơi. Cẩn thận là điều hơn hết và không bao giờ thừa trong trường hợp này.

Điều khiển xe phù hợp trên các dạng địa hình:

Điều khiển xe phù hợp với địa hình

Với những đoạn đường đèo dốc, dễ trơn trượt thì bạn nên lái xe ở tốc độ vừa phải và chọn thời điểm cua hợp lý. Nếu xe chở nặng thì rất khó để bạn vừa cua và vừa leo dốc, tuy nhiên chỉ cần đi nhanh một chút và cua đột ngột quá thì xe cũng rất dễ bị lật.

Tài xế cần hạn chế tối đa việc phanh gấp khi đầu kéo và rơ mooc không nằm trên cùng một đường thẳng.

Không lái xe kéo rơ mooc quá tốc độ cho phép

Cho dù bạn có tay nghề, thâm niên lâu năm đi chăng nữa cũng không nên vì một phút nóng vội hoặc thích chơi trội mà lái xe kéo rơ mooc vượt quá tốc độ cho phép. Do đặc điểm thiết kế và cấu tạo xe kéo rơ mooc hoặc xe container lớn hơn so với một số xe tải cùng phân khúc nên việc điều khiển xe không phải dễ dàng.

Hiện nay, tốc độ cho phép tại Việt Nam đối với xe kéo rơ mooc là 45 km/h. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến các điều sau:

Khi rẽ hay quay đầu vòng cua cần rộng hơn một chút so với các loại xe tải khác nếu bạn đang lái xe kéo rơ mooc.

Khi lái xe ở tốc độ cao, bạn không được đánh tay lái quá gấp, hạn chế phanh gấp khi rơ mooc và đầu kéo không cùng nằm trên một đường thẳng.

Chú ý quan sát đường kĩ càng và nhất là giữ tay lái thật vững khi có bất cứ tình huống nào bất ngờ xảy ra, chẳng hạn như bị xe máy tạt đầu xe hay giật mình bởi một tác động nào đó.

Tránh chướng ngại vật trên đường

Khi lái somi romooc, xe đầu kéo,xe tải ben ....gặp đường xấu thì không thể chạy nhanh, nhất là xe tải hạng nặng nên khi lái xe chậm, việc tránh các chướng ngại vật, các đoạn đường xấu hỏng dễ dàng hơn.

Tránh chướng ngại vật

Vì vậy, ta chỉ nên rà nhẹ thắng và chạy thẳng vào các hố lõm, tay không đánh lái. Vì nếu né, xe chạy ngay phía sau không kịp tránh, dễ va chạm và gây tai nạn. Trong trường hợp này các bác tài nên chú ý chạy chậm và đảm bảo cho xe của mình đứng vững không bị nghiêng xe đảm bảo sự an toàn cho người tham gia giao thông. 

Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới, Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container

Nguồn: Tổng hợp

 

Kinh nghiệm lái xe đường dài cho người mới

Kinh nghiệm lái xe đường dài là một trong những trải nghiệm khá thú vị với hầu hết mọi người. Thay đổi địa lý, văn hóa địa phương cùng cảnh vật hai bên đường trên các cung đường mới lạ đem lại những hưng phấn rất đặc biệt đối với người lái. Tuy nhiên để đi đến nơi về đến đích, chúng ta cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm dưới đây cho mọi hành trình dài.

Lái xe phòng thủ - khái niệm đầu tiên và quan trọng nhất (defensive driving)

f:id:kinhdoanhvantai:20200616103843j:plain

Kinh nghiệm lái xe tải đường dài

Lái xe đường trường khi phòng thủ đơn giản chỉ là "làm sao để khi những người xung quanh mình làm điều gì đó bất ngờ và ngu ngốc, thì mình đã chuẩn bị sẵn để tránh né và ngăn ngừa được tai nạn xảy ra"

Người chạy xe máy có thể bất chợt quay đầu. Xe tải mình đang vượt có thể bất thần lấn trái để né một ai đó. Người đi bộ có thể bất chợt nhảy ra từ phía con lươn thiếu quan sát. Một xe ô tô đâm sầm từ đường nhánh đi ra. Một chiếc xe máy không đèn lao xéo trên đường trong đêm...

Những trường hợp trên, nếu ta chủ động phòng tránh thì dù lỗi là ở người khác, thì tai nạn vẫn không xảy ra. Chủ động phòng tránh tức là chạy chậm lại khi thấy có khả năng bất trắc, hoặc chạy cách xa họ ra, và không len vào những vị trí quá chật khiến cho mình không thể né tránh khi việc bất ngờ xảy ra. Hoặc cố kiên nhẫn giữ khoảng cách với xe trước để lỡ họ thắng gấp vì con chó băng ngang đường ta không tông vào đuôi xe họ.

Nhiều bác có tâm lý tôi đi đúng luật đúng tốc độ. Những kẻ sai thì phải được dạy cho bài học. Tâm lý đó theo em không hợp lý vì ở một đất nước ý thức giao thông kém như nước mình thì không thể trông chờ ở sự tuân thủ luật của những người xung quanh. Tốt nhất ta cứ nhường nhịn, phòng tránh vì an toàn của ta và của họ vì nếu họ bị nạn ta cũng vạ lây dù ta đúng hay sai.

Vậy các bác lái mới kinh nghiệm lái xe oto còn ít thì lái xe phòng thủ là thứ đầu tiên các bác cần phải tâm niệm khi ra đường trường.

Tìm hiểu thêm: Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng


Vượt và để người khác vượt:

 

Theo kinh nghiệm lái xe ô tô bao năm của em khi vượt một xe 4 bánh khác, các bác nhớ liếc nhanh kính chiếu hậu để biết xem có xe nào phía sau mình cũng đang cố vượt mình hay không. Chứ nếu mình đánh lái qua trái mà gặp nó đang vượt (ẩu) mình thì mình tiêu!

Và nhớ là: bật xi nhan, đếm 1-2-3 rồi mới vượt. Đừng có bật xi nhan một phát vượt ngay xe sau trở tay không kịp. Còn bẻ lái vượt rồi mới xi nhan thì ... hết nói luôn.

Trước khi vượt, ban ngày thì bấm kèn 1 hoặc 2 phát. Ban đêm thì nhá đèn 2 phát. Lịch sự còi xe hay không em không cần biết. Chứ xe ô tô/tải/xe khách ở VN hay né ổ gà, né xe máy cứ thế là ép qua trái. Lỡ xui mình đang vượt nó không biết nó lấn trái một phát thì mình né dúi dụi có khi còn không kịp. Giữa An toàn và lịch sự thì an toàn quan trọng hơn các bác à.

Khi có xe khác muốn vượt mình. Một số tài xế trẻ trâu không tạo điều kiện cho họ vượt. Có thể vì sợ nếu họ vượt xong sẽ chạy chậm trước mặt cháng đường cháng lối của mình, hoặc cảm thấy khó chịu khi bị vượt hay đơn giản là không quan tâm. Không nên các bác ạ. Hãy thể hiện văn hoá giao thông và chứng minh người Việt mình có thể lịch sự không thua gì ... Lào. Khi xe sau muốn vượt, các bác hãy xi nhan phải và không đạp chân ga nữa hoặc nhấp thắng nhẹ. Nếu bên phải không có chướng ngại vật thì lách nhẹ qua phải tí để nhường cho người ta vượt.

Đừng trẻ trâu ép trái hay tăng ga khi người khác muốn vượt. Như vậy là ép người ta vào chỗ chết, gây mất an toàn và có thể nói ở một mức độ nào đó, sự vô văn hoá trong giao thông.


Né xe ngược chiều lấn trái để vượt và đối đầu với mình

f:id:kinhdoanhvantai:20200616104046j:plain

Né xe ngược chiều



Đa phần các xe làm điều xấu hổ này là các xe khách. Trên các đường không có con lươn giữa, chuyện này các bác có thể gặp khá thường xuyên. Các bác có thể chửi chúng nó, có thể nguyền rủa ông cha chúng nó. Nhưng khi "làm" thì các bác cần tạo điều kiện cho chúng nó vượt nhau an toàn.

Gặp tình huống sắp đối đầu, chả cần nhá đèn vào mặt chúng làm gì, cũng chả cần bấm còi. Chúng nó biết các bác đang không vui rồi, các bác chả cần báo cho chúng nó là các bác không vui. Mà thật sự chúng nó cũng chả quan tâm.

Điều các bác cần làm là xi nhan phải, liếc nhanh vào kiếng hậu và quay sang phải xem hông xe bên phải của mình có ai không. Nếu không có ai, lập tức tấp lề phải và dừng lại nếu cần để tránh "nó". Nếu có người bên phải, thắng lại để người đó vượt qua rồi tấp lề phải.

Ngoài ra không làm gì khác. Nhớ nhé. Xi nhan phải, nhìn phải và tấp phải hoặc thắng lại là những điều duy nhất các bác nên làm.


Tăng tốc và giảm tốc


Khi nào thì tăng tốc? Tăng tốc khi các bác thấy trước mặt vắng người ít dân cư. Bên trái các bác hoặc không có con lươn hoặc có nhưng có thể nhìn rõ có là không có bóng ma (người) nào núp trong con lươn. Bên phải các bác lề đường tầm nhìn thoáng không bị cây cối nhà cửa che khuất. Lúc đó là lúc để tăng tốc, chứ cứ cẩn thận mãi, chậm mãi thì biết khi nào mới về được tới nhà? Theo em, tầm nhìn thoáng thì nếu xe các bác cảm giác lái tốt và đầm chắc, chạy lố tốc độ tối đa từ 5 tới 10kmh không phải là tội ác gì quá to lớn.

Khi nào thì chậm lại? Khi nào thấy khu vực xung quanh đông dân. Không cần phải có bảng báo hiệu khu đông dân cư, các bác vẫn cần đi chậm lại. Khu đông dân cư rắc rối lắm các bác ạ, xe máy bẻ lái tứ tung, người dân băng đường, con chó phát hiện cục xương, em bé lượm trái banh v.v... Đừng cứ lý luận đây không phải khu đông dân cư vì không có biển báo, tông phải ai đó rồi thì sự phiền phức và trả giá sẽ lớn hơn nhiều so với cái 5 hay 10km/h nhanh hơn đó.

Em tặng các bác clip của em. Lúc này em đang chạy 100kmh, thấy bên đường bắt đầu có chút nhà cửa, em liền rà thắng cho chậm lại tới khoảng 80km/h. Thì ngay sau đó có một em bé băng ngang đường và may mắn là em đã thắng/né kịp:

Khi nào đi chậm lại? Khi thấy có cái bảng vẽ hình có đường cắt ngang. Lúc đó hoặc không đạp ga nữa, hoặc đang chạy rất nhanh thì rà thắng. Đừng sợ tốn nhiên liệu vì rà thắng, đụng phải ai đó sẽ tốn nhiều hơn rất nhiều. Khu quốc lộ 1 mà thấy bảng báo đường cắt ngang còn có thể bình thản, cứ các đường tỉnh lộ vắng vẻ thì nhất thiết phải chậm lại. Dân ở những nơi vắng vẻ sẽ băng ngang đường lớn không thèm nhìn đâu. Họ chủ quan, nhưng ta cùng trả giá. Defensive driving thôi.

Nó là cái biển này:

f:id:kinhdoanhvantai:20200616103449j:plain

Biển báo giao thông



Có thể các bác thắng cả ngàn lần khi gặp những bảng báo giao cắt mà thấy vẫn chả ai băng ngang, các bác sẽ nghĩ em xúi bậy rồi các bác chẳng rà thắng nữa. Nhưng nghĩ kỹ đi các bác, cả cuộc đời các bác chỉ cần 1 trong 10000 lần đó có 1 thằng dại dột phóng xe băng ngang đường thôi thì đời các bác tàn. Nên, đừng coi thường những cái bảng báo đường nhỏ cắt ngang.

Đối với các bảng báo hiệu đường nhỏ thông ra đường lớn (không cắt ngang) thì các bác có thể yên tâm khỏi giảm ga rà thắng. Nhưng nếu đường đó thông ra từ bên phải thì các bác lấn trái tí cho chắc ăn.

Đó là biển này:

f:id:kinhdoanhvantai:20200616103516j:plain

Biển báo nguy hiểm



Edit: Có một trường hợp khác nữa mà ta cũng cần giảm tốc, là khi đường hẹp và có một xe khách cùng chiều đang đậu bên lề để đón/trả khách hay để cho khách đi "lái". Chiếc xe khách to lớn sẽ che khuất tầm nhìn và đôi khi có một em hotgirl nào đó muốn băng qua đường từ phía đầu xe khách. Các bác cần đi chậm lại và lấn trái một chút để né xa cái xe khách đó ra nếu các bác không muốn cưới em về và lo cho em suốt đời. (Defensive driving)


Vượt xe máy cùng chiều


Nếu vượt xe máy cùng chiều và có xe 4 bánh ngược chiều. Tức là các bác sẽ bị ép cả 2 bên trái phải thì...

Nếu đường rộng các bác nghĩ là xe máy bên phải có lấn trái tí, xe ngược chiều có lấn phải tí... Thì mình vẫn ok thì bác cứ nhấn ga tới. Nhưng trước khi lấn tới phải bóp còi 2 cái từ xa. Không bóp còi khi đã tiến sát xe máy khiến người ta giật mình. Và một số trẻ trâu có thể tặng các bác cục đá nếu nó bực mình. Nếu đi ban đêm thì thay vì bóp còi các bác nhá đèn

Nếu đường hơi hẹp thì phòng thủ cho chắc. Rà thắng chậm lại đợi cho xe ngược chiều lướt qua đã rồi hẵng vượt xe máy. Khi vượt thì lấn trái chút đủ để nếu anh xe máy tránh ổ gà hay bất thần té ra đường thì vẫn không va phải mình.


Gặp chỗ quay đầu, hay nơi con lươn bị đứt

f:id:kinhdoanhvantai:20200616104125j:plain

Gặp chỗ quay đầu hay hai con lươn bị đút



Quốc lộ 1 đã sửa mới, giờ giống quốc lộ 51 đi Vũng Tàu. Có con lươn ở giữa lâu lâu con lươn đứt đoạn để người ta băng qua.

Khi tới khúc đứt này có nhiều khả năng nguy hiểm xảy ra. Hoặc người từ phía con lươn băng phải hoặc người chiều đối diện quay đầu hoặc xe máy cùng chiều băng trái ra giữa đường.

Tình huống nào cũng chết chóc. Vì vậy nếu thấy đông vui thì các bác cứ đạp thắng để đi chậm qua khỏi khúc đó. Nếu không có ai cả trái lẫn phải thì không cần đạp thắng chỉ cần thả chân ga ra, liếc kiếng hậu rồi lấn phải đôi chút. Vì đôi khi có những bóng ma núp sau con lươn âm thầm mai phục ta...

Con lươn là nguyên một hàng cây rậm rạp, hoặc con lươn rất cao chẳng thấy gì bên kia, hoặc con lươn thấp nhưng đó là một đêm tối trời không đèn

Né nó ra, chạy lane giữa cách xa nó. Người Việt mình thích tự sát bằng cách băng đường, đừng để họ biến mình thành đao phủ.

Có một dạng chơi ngông khác là chạy ngược chiều sát con lươn đối đầu với mình, và ngông hơn nữa là chạy thế trong đêm mà không bật đèn (hoặc không có đèn!).

Hồi xưa em chở một cô gái em thích trong xe. Thấy có đứa ngu chạy xe máy sát lươn đối đầu với mình. Em lên máu chứng tỏ. Em không né nó, chạy sát tới khi suýt đối đầu nó em mới lách phải làm nó cũng xanh mặt thắng dúi dụi. Em cười khoái trá nhưng cô gái em mới quen thì sau này không gặp lại em nữa. Nghe nói cổ nói với ai đó rằng em là thằng trẻ con.


Vượt ở đường cong


Cong sang phải. Tuyệt đối, tuyệt đối, tuyệt đối, tuyệt đối... Không vượt. Trừ khi bác nào làm ăn thất bại muốn rời bỏ thế giới này.

Cong sang trái. Nếu cong ít không gắt, tầm nhìn xa, thì vượt OK.


Kinh nghiệm lái xe đường đèo

f:id:kinhdoanhvantai:20200616104203p:plain

Kinh nghiệm lái xe đường đèo



Đường đèo thường rất hẹp và cua gắt. Nhưng một số tài xế vì không nắm rõ quy tắc an toàn hay vì ẩu. Ở những khúc cua như vậy thường chạy quá nhanh dẫn đến cảm giác nguy hiểm khi bẻ lái. Để giảm cảm giác nguy hiểm này, họ lấn sang bên làn đường đối diện để vòng cua ít gắt hơn một tí. Điều này thường gặp khi họ cua trái.

Xe máy thì còn tệ hơn xe 4 bánh, một số người còn chạy hoàn toàn sang làn đường đối diện.

Vì vậy để đảm bảo an toàn khi đối mặt với những tài xế như vậy, các bác cần phải bóp còi trước khi vào cua. Tầm nhìn càng hạn chế càng phải bóp còi. Hy vọng họ sẽ nghe và giữ đúng làn của mình.

Và đương nhiên là các bác phải đi đúng phần đường của mình. Em nhắc lại: giữ đúng phần đường của mình và không lấn trái. Nếu tốc độ cao khiến cua gắt cảm giác nguy hiểm thì rà thắng để chậm lại. Nhất thiết không được lấn sang làn đối diện để giảm thiểu cảm giác đáng sợ. Đường càng hẹp, cua càng gắt càng cần giữ đúng phần đường. Không được cán lên vạch giữa. Không có gì hay ho trong việc phóng nhanh tới khúc cua rồi lấn qua phần đường đối diện để bẻ lái. Đó không phải là kỹ năng lái hay dũng cảm, đó chỉ là sự thích thể hiện và liều mạng.

Chẳng hạn như cua khuất tầm nhìn như thế này đây thì không được lấn trái:

Trong trường hợp nào các bác có thể bẻ cua nhanh đôi chút để thoả mãn cảm giác lái? Đương nhiên là khi tầm nhìn thoáng rồi!


Kinh nghiệm lái xe trời mưa hay đường ướt

f:id:kinhdoanhvantai:20200616104316j:plain

Kinh nghiệm lái xe trời mưa đường trơn ướt



Đường mưa thì phải giảm tốc, ít nhất 10km/h ít hơn so với tốc độ tối đa. Vì nếu không giảm tốc, khi gặp sự cố bất ngờ, cần đánh lái tránh hay thắng gấp, xe chạy quá nhanh sẽ trượt nước. Một khi trượt nước rồi xe sẽ không điều khiển được nữa nó sẽ lướt đi đâu nó lướt. Lúc đó thì các bác xác định rồi nhé...

Thường thì cao tốc trời mưa hay đường ướt em chạy 80, quốc lộ tối đa 60, tỉnh lộ tối đa 50.

Hồi xưa em có lần chạy 80km/h trên quốc lộ (ngoài khu đô thị) vào trời mưa, đúng chuẩn nhà nước rồi còn gì. Bà xe máy bất thần băng ngang em thắng két cái, trời nắng thì đã ok, nhưng trời mưa cái xe mất lái quay xéo mém bay xuống lề. Từ đó, em xác định cho mình tốc độ tối đa trên quốc lộ vào trời mưa là 60.


Kinh nghiệm lái xe ô tô ban đêm


Ban đêm, các bác cần giảm tốc độ tối đa tương tự trời mưa đường ướt. Đơn giản là vì tầm nhìn kém, dân đi xe máy ngoài đường quê hay bị hư đèn hậu hay đèn trước. Họ trở thành những bóng ma bất ngờ xuất hiện gây nguy hiểm cho ta. Và nguy hiểm gấp bội khi các xe đối diện vô ý thức pha đèn vào mặt ta chói loà không thể thấy gì, và bỗng dưng bùm ta tông phải xe máy không đèn cùng chiều.

Vì thế ta cần giảm tốc khi đi ban đêm. Đặc biệt là khi chạng vạng tối càng cần cẩn thận hơn nữa vì lúc đó mắt ta nhìn không rõ mà đường tan tầm lại đông người.

Còn việc chiến đấu với mấy thằng ngược chiều pha đèn vào mặt mình thì các bác cứ nhịn chúng nó đi. Các bác không thể thay đổi được sự bất lịch sự của hàng trăm ngàn tài xế cả nước đâu. Nhưng các bác có thể thay đổi chính mình làm người lịch sự. Cứ chuẩn men mà làm: không có xe ô tô đối diện thì pha, có xe đối diện thì hạ đèn xuống cốt. Với xe máy, nếu đường hẹp, nhỏ thì hạ cốt để tránh rọi đèn vào mặt họ, nếu đường rộng, thì khỏi hạ cốt.

Nếu họ pha vào mặt các bác, đạp thắng chạy chậm lại. Không cần trả thù. Không cần pha lại vì pha lại cũng chẳng giúp các bác thấy rõ hơn bao nhiêu. Nếu cần nhắc nhở họ thì nhá đèn 1 cái nhanh, chỉ 1 cái thôi. Nhá nhiều nhá lâu còn đáng sợ hơn cả việc pha trả thù vào mặt họ.

Ngay cả đối với đường có lươn giữa cũng thế. Cụp xuống cốt khi có xe đối diện, trừ khi con lươn quá cao che hết ánh sáng ngược chiều thì pha vẫn ok.

Đối với xe máy lấn đường ngược chiều và chạy sát con lươn thì cũng chỉ nhá đèn 1 cái và chỉ 1 thôi rồi lách tránh họ. Tránh voi chả xấu mặt nào, mà đây là voi điên ban đêm càng nên tránh hơn.

Tìm hiểu thêm: Công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa , 

Khi nào cần thay lốp cho ô tô

Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng?

Nổ lốp xe ô tô khi đang di chuyển không phải là sự cố hiếm gặp, thậm chí nó còn rất hay xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Trong điều kiện nắng nóng cộng với khói bụi ô nhiễm khiến cho thời tiết càng thêm oi bức ngột ngạt, nhiệt độ ở bề mặt đường nhựa tăng cao. Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường và chịu tác động của một lượng nhiệt rất lớn khiến cho lốp xe bị nóng, áp suất trong lốp xe ô tô tăng lên khiến cho lốp căng phình và phát nổ.

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nổ lốp xe khi nó phải tiếp xúc với lượng nhiệt rất lớn trên đường ngày nắng nóng.

f:id:kinhdoanhvantai:20200608113913j:plain

Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng?

Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp xe

Vào mùa nắng nóng, tài xế cần dành thời gian kiểm tra lốp thường xuyên, chú ý tới những dấu hiệu phản ánh chiếc lốp xe đang tiềm ẩn nguy hiểm như: lốp đã quá mòn, lốp quá căng, áp suất lốp giữa các bánh không đều… để có biện pháp thay thế phù hợp. Như vậy vừa giảm thiểu sự cố hỏng hóc, giúp an toàn hơn khi vận hành xe.

Khi lốp xe ô tô non hơi, toàn bộ trọng lượng xe sẽ dồn xuống 'dàn chân xe' và lúc này các bộ phận của lốp sẽ phải hoạt động hết công suất. Đồng thời áp suất lốp yếu sẽ giảm khả năng làm mát và khi tiếp xúc với bề mặt đường nóng, nó rất dễ bị nổ.

Không được để lốp xe thiếu hơi cũng như bơm lốp quá căng khi di chuyển, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng. Lốp xe sẽ chịu một lực áp suất quá cao dẫn đến vỏ lốp bị nứt và nổ lốp.

Tìm hiểu thêm: 2 xu thế và 3 thách thức của ngành vận tải và logistics Việt NamVận chuyển Á Châu cung cấp dịch vụ vận chuyển dụng cụ thiết bị y tế

 

Giảm tốc độ khi ôm cua

Khi xe đang chạy ở tốc độ cao, việc ôm cua có thể làm cho lốp bị bẻ ngang rất mạnh, khiến cho thành lốp không những phải chịu tải đè nặng mà còn phải chịu lực xé ngang, làm tăng nguy cơ bị nổ lốp.

f:id:kinhdoanhvantai:20200608113932j:plain

Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng?

Trọng lượng quá tải

Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm về xe hơi, tình trạng lốp xe ô tô bị nổ rất hay xảy ra mà nguyên nhân của nó là việc các bác tài ham chở nặng. Và vì phải tải trọng một lượng quá mức cho phép khiến lốp xe luôn làm việc quá công suất, từ đó lớp vỏ lốp và các bộ phận khác như dây cao su, gai lốp... bị bào mòn dần và chất lượng hoạt động ngày càng giảm. Cộng thêm việc phải di chuyển trên đường trong điều kiện nắng nóng, nổ lốp xe ô tô là điều không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra.

Khi lái xe đường dài cần cho xe nghỉ hợp lý

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong điều kiện thời tiết nóng trên 40 độ, lốp xe bán tải chạy quãng đường 50km sẽ ở mức 60 độ và tiếp tục tích nhiệt khiến áp suất lốp ngày càng tăng lên nếu di chuyển thêm.

Chính vì thế, khi lái xe đường dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng của mùa hè, cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để lốp xe cũng như động cơ không phải hoạt động quá công suất.

Thời hạn thay lốp

Thông thường sau khi di chuyển khoảng 40.000 - 50.000km hoặc sử dụng được 5 - 6 năm thì chủ xe nên đảo lốp, thay lốp xe ô tô mới. Tuy nhiên, nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện môi trường địa hình, thời tiết khắc nghiệt thì chủ xe có thể dựa vào tình trạng thực tế của lốp xe để chủ động thay mới.

Bơm khí nitơ vào lốp xe

Đây là cách mà nhiều người lái ô tô hiện nay hay sử dụng, do khí nitơ nặng hơn khí oxy, không dễ bị bay hơi hay rò rỉ, hạn chế được quá trình phát sinh nhiệt khi lốp xe tiếp xúc với mặt đường thường xuyên.

f:id:kinhdoanhvantai:20200608113943j:plain

Làm gì để tránh nổ lốp trong mùa nắng nóng?

Kiểm tra độ sâu của rãnh lốp 

Nếu thường xuyên di chuyển xe máy thì có thể cảm nhận rõ rệt độ bám đường của lốp xe, còn ô tô thì khó cảm nhận hơn tuy nhiên nếu để tình trạng lốp xe bị mòn trầm trọng, mất khả năng bám đường cũng rất nguy hiểm. Hãy chú ý kiểm tra bên ngoài

các lốp xe thường xuyên để biết được độ sâu của rãnh lốp bằng cách quan sát qua độ mờ của chữ trên lốp hoặc dùng thước đo chuyên dụng, nếu không có thể dùng cách đo phổ thông bằng đồng xu.

Thông thường độ bám đường sẽ bị ảnh hưởng khi độ sâu của rãnh lốp chỉ còn 4/32 inch (tức khoảng hơn 3mm).

Ngoài ra, khi di chuyển quãng đường dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng của mùa hè, lái xe cũng cần phải cho xe nghỉ ngơi hợp lý để lốp xe cũng như động cơ không phải hoạt động quá công suất.

Hay khi di chuyển với tốc độ cao cần chú ý giảm tốc độ khi vào cua vì nó có thể khiến cho thành lốp không những chịu tải đè nặng mà còn chịu một lực xé ngang, tăng nguy cơ bị nổ lốp. Luôn dự phòng một lốp xe khi di chuyển để đề phòng trong mọi tình huống xấu bất ngờ xảy ra. 

 Xử lý tình huống nổ lốp xe ô tô

Quá trình nổ lốp xe ô tô diễn ra rất nhanh, chính vì thế các bác tài cần phải bình tĩnh xác định tình hình hiện tại để có cách xử lý đúng đắn. Thực tế, nhiều tài xế khi rơi vào tình huống này vì quá hoảng loạn nên không thể kiểm soát vô lăng, dẫn đến mất lái và gây ra tai nạn liên hoàn. 

  1. Không phanh xe gấp

Theo các chuyên gia, khi nổ lốp xe ô tô, xe sẽ chao đảo và bất ngờ bị mất phương hướng, người lái cần từ từ rời chân ga và rà chân phanh một cách chầm chậm đồng thời điều khiển xe di chuyển hướng ngược lại với một tốc độ chậm và ổn định. Nhất quyết không được đạp phanh gấp hoặc ấn nhầm chân ga nếu không muốn xe bị lật. 

  1. Kiểm soát hướng lái và ra tín hiệu

Luôn giữ chặt tay lái trong lúc xe di chuyển chậm lại để các hệ thống an toàn trên xe hoạt động, giúp xe lấy lại cân bằng. Sau khi kiểm soát được hướng lái, cần bình tĩnh điều chỉnh xe đến vị trí an toàn. Nếu không thể di chuyển, hãy tìm cách ra tín hiệu để các xe phía sau có thể nhìn thấy và gọi cứu hộ. 

 Xem thêm: Danh sách các công ty vận tải hàng hóa uy tín Hà Nội

Danh sách các công ty vận tải hàng hóa uy tín khu vực Hà Nội

Chúng ta cùng lướt qua những công ty vận tải được biết nhiều trên internet và được khách hàng tin tưởng. Tuy nhiên, đây chỉ là danh sách cho bạn cho bạn tham khảo. Nếu như ngay hiện tại bạn đang có nhu cầu vận chuyển thì có thể liên hệ với chúng tôi để không mất nhiều thời gian. Hoặc bạn có thể đọc hết danh sách này với các thông tin đi kèm bên dưới.

f:id:kinhdoanhvantai:20200602153024j:plain

Danh sách các công ty vận tải hàng hóa uy tín khu vực Hà Nội
  1. Công ty CP vận chuyển Á Châu

Trụ sở Hà Nội: Lô 5-10A KCN Vĩnh Hoàng, Tam Trinh, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Hotline: 19001733 ( Phím 1 ) – 0914.857.068 – 097.907.1007

Email: info@vanchuyenachau.com.vn

  1. Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thành Mỹ
    Ngõ 79, Ngọc Hồi, Hoàng Mai, Hà Nội
    Điện thoại: 0986102166
    thanhmyjsic@gmail.com
  2. Công Ty TNHH Vận Tải & Thương Mại Tuấn Mạnh
    Tổ 21 Xóm Bãi , Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 36452894
    Số Fax: (024) 36452895
    ctytuanmanh@gmail.com
  3. Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại ASM
    Số 4/ 82, Phố Tân Ấp, P. Phúc Xá, Q. Ba Đình,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 66619568, Hotline: 0906 200 333
    sales@asmexpress.vn
  4. Công Ty TNHH Vận Tải Ngô Long
    Số 111B Nguyễn Sơn, Phường Gia Thụy, Quận Long BiênHà Nội
    Điện thoại: Hotline: 0988 820 599
  5. Công ty cổ phần Vận tải Hòa Phát
    27/785 Trương Định, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 22188189, 0949 55 15 15
    Số Fax: (024) 32002145
    thuongnx.hoaphat@gmail.com
  6. Công Ty TNHH Vận Tải Hoàng Linh
    VPGD: Lô A20-1 KCN Hà Nội-Đài Tư, 386 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 22193676, 0913203351
    Số Fax: (024) 36454445
    vt.hoanglinh@gmail.com
  7. Công Ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Nhật Thiên Hương
    716 Nơ 22, Khu Đô Thị Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 36830726
    Số Fax: (024) 36830728
    nhatthienhuonglogistics@gmail.com
  8. Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Bắc Kỳ
    Tầng 14, Tòa Nhà Vinaconex 9, Đường Phạm Hùng, Q. Nam Từ Liêm,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 39333414
    Số Fax: (024) 39333415
    sales@bklogistics.com.vn
  9. Công Ty TNHH Tiếp Vận EZ Shipping
    Số 2, Ngõ 106 Lê Trọng Tấn, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 32262627
    Số Fax: (024) 32262627
    admin@ezshipping.vn
  10. Công Ty Cổ Phần Toàn Cầu Vàng
    Trụ Sở: 69/4/83 Đường Trục, P.13, Q. Bình Thạnh,Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)
    Điện thoại: (028) 35542035, 35542036, 35542037
    (04) 37757030, 37757031
    Số Fax: (028) 35542038
    (04) 37757032
    info@gww.com.vn, info.hn@gww.com.vn
    Chi Nhánh HN: 65 Phố Cầu Gỗ, Phường Hàng bạc, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  11. Công Ty Cổ Phần Vận Tải Và Xây Dựng Công Trình FTC
    Tầng 9, Tòa nhà Hoàng Ngọc, Lô C2C, 92 Trần Thái Tông, Quận Cầu Giấy,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 37853902, 37853903
    Số Fax: (024) 37853904
    ftcjsc@ftcvn.com.vn
  12. Công Ty TNHH Ixoline
    Số 14, Ngõ 241, Mai Dịch, Cầu Giấy,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 3792 1756
    Số Fax: (024) 3792 0121
    info@ixoline.com
  13. Công Ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Bắc Trung Nam
    Tổ 15, P. Ngọc Thụy, Q. Long Biên,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 39901436
    Số Fax: (024) 38716446
    bactrungnam79789@gmail.com
  14. Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải Biển Leedumarin
    18B Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 33547943
    Số Fax: (024) 33547943
    vnshipping@leedumarin.com
  15. Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Vận Tải Kim Phát
    17 Ngách 236/14 Đại Từ, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 38340799
    Số Fax: (024) 38340799
    ctykimphat75@gmail.com
  16. Công Ty TNHH Tiếp Vận Altus Việt Nam
    Số 8 Cát Linh, Q. Đống Đa,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 37342184
    Số Fax: (024) 37342185
    pham.linh.chi@altuslogistics.com
  17. Công Ty TNHH Xúc Tiến Thương Mại Và Dịch Vụ Hải Nam
    Số 26, Ngách 349/30 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng,Hà Nội
    Điện thoại: 0904666800, 0912429668
    thanhhaihn83@gmail.com
    Văn phòng 2: 213/2/87 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
  18. Công Ty TNHH Vận Tải Thương Mại Trường Hưng
    1A Ngõ 74 Kim Ngưu, Q. Hai Bà Trưng,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 38217759
    Số Fax: (024) 38217758
    royaltruonghung@fpt.vn
  19. Công Ty TNHH Tiếp Vận Tường Long
    Số 22 Lô 6 KĐT Trung Yên, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy,Hà Nội
    Điện thoại: (024) 32484540
    Số Fax: (024) 32484534
    info-han@tllogistics.com
  20. Công Ty Cổ Phần Giao Nhận & Vận Tải Quốc Tế LACCO
    Số 19 Nguyễn Trãi, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân,Hà Nội
    Điện thoại: 024 62620222, 62754383, Hotline: 0904871800
    Số Fax: 024 62620279
    thang.nguyen@lacco.com.vn
    Người liên hệ: Nguyễn Chiến Thắng.
    Cellphone: 0904 87 1800.
    Email: thang.nguyen@lacco.com.vn
    TP. Hải phòng: Tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, P. Hải An, Q. Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
    Tel: (0225) 3614 655
    Fax: (0225) 3614 656
    Email: haiphong@lacco.com.vn
    TP. Hồ Chí Minh: 65 Cù Lao, Phường 2, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
    Tel: (028) 3517 0096
    Fax: (028) 3517 0096
    Email:hochiminh@lacco.com.vn
  21. Vận Tải Quốc Tế LACCO - Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Và Vận Tải Quốc Tế LACCO

Tầng 5, Tòa Nhà Công Ty 29, Ngõ 73 Nguyễn Trãi, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0904.871.800 - 0906.23.5599

Lacco - Đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ Vận tải tích hợp gồm:

- Vận tải quốc tế bằng đường hàng không, đường biển

- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông

- Vận tải hàng dự án, hàng quá khổ quá tải

- Bảo hiểm vận tải

f:id:kinhdoanhvantai:20200602152944j:plain

Danh sách các công ty vận tải hàng hóa uy tín khu vực Hà Nội
  1. Vận Tải Thành Mỹ - Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thành Mỹ

SĐT: 0986 102 166 - 0981 231 598

- Trụ sở ĐKKD: Số 1, Ngách 41, Ngõ 82 Nguyễn Phúc Lai, P, Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, HN.
- VP. Hà Nội: Cạnh UBND xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội.
Liên hệ: 0986102166 - 0963251516 - 0981231598
- VP. Hồ Chí Minh: Số 1300 Kha Vạn Cân, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM.
Liên hệ: 0979067463

  1. Chi Nhánh Hà Nội Vận Tải Huệ Duy - Công Ty Cổ Phần Thương Mại Giao Nhận Vận Tải Huệ Duy

KCN Vĩnh Hoàng, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 1900 7062 - 0901 222 224

Chúng tôi hi vọng Danh sách các công ty vận tải Hà Nội trên đây sẽ là thông tin hữu ích với mọi người. Hãy chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé !!!

Xem thêm: Bỏ túi vài mẹo sửa chữa móp méo xe tại nhà